Sunday, March 16, 2008

"Little Saigon", more than just a name. For many the phrase is shorthand for "freedom"

Bài viết này trong mục "Ý kiến đọc giả" của tờ San Jose Mercury News, là tờ báo lớn nhất của vùng San Jose, thuộc quận Santa Clara. MiNo dịch bài này ra bởi vì bài này được viết bởi một viên chức sắc. Ông phó thị trưởng Dave Cortese, người từng bỏ phiếu bầu "Yes" cho việc đặt tên khu phố thương mại là "Saigon Business District". Hơn thế nữa, bài này được đăng vào ngày 24 tháng 2, tức là trước khi có cuộc biểu tình rầm rộ. Trước khi có cuộc họp ngày 4 tháng 3 và trước khi có được sự khẳng định rằng có những thế lực thương mại không thích cái tên này vì nó "mang tính chính trị".

Người chống lại việc đặt tên Little Saigon có thể phản pháo lại rằng ông này thay đổi vị trí vì muốn hất chân hay chơi đòn lèn thị trưởng Reed. Nhưng nhìn vào điều ông viết, ta thấy được ông ta đã nhìn thấy nguyện vọng của những người đấu tranh vì chữ "Little Saigon". Hơn thế nữa, một cuộc đời chính trị đã hơn 40 năm, ai là người nghĩ rằng ông ta vẫn còn tham vọng chính trị trong những ngày tháng trước mắt? (Tôi thì không !).

Đọc để biết các họat động cộng đồng ở Mỹ. Đọc để biết không chỉ có cộng đồng Việt biết việc của cộng đồng. Đọc để suy ngẫm thêm về sự tranh giành ảnh hưởng cuộc đấu trí Quốc - Cộng trong hiện tại, ở nơi mà cuộc chiến tương tàn Việt Nam- Bắc ngỡ như là không có dấu tích.

Để đọc bài chính, xin xem ở link sau đây:

http://www.mercurynews.com/opinion/ci_8350996?nclick_check=1

Bài học: "Little Saigon" hơn chỉ là cái tên.
Với nhiều người nó là chữ viết ngắn của "Tự Do"


Vấn đề "Little Saigon" đã là một bài học cho tất cả những ai để ý chuyện này. Tôi mừng khi thấy ông thị trưởng và bà nghị viên Maddison Nguyễn đã kêu gọi rút lại quyết định gọi tên "Saigon Bussiness District" vào ngày 20 tháng 11 năm 2007 vừa qua. Rõ ràng rằng, rất nhiều người trong chúng ta đã nghĩ rằng việc lựa chọn 1 cái tên làm hài lòng những thương gia và được quan tâm của cộng đồng ắt đã đủ. Chúng ta đã sai lầm! Và bây giờ là lúc chúng ta cần sửa sai. Không phải là chúng ta không có người lãnh đạo để sửa chữa sai phạm. Chúng ta dạy con cái chúng ta như vậy (sửa sai), và mỗi một vị dân cử chúng ta nên làm vậy. Nhưng hơn vậy nữa, chúng ta cần làm điều này khi sẽ vào họp hội đồng ngày 4 tháng 3 sắp tới.

Trong cuộc họp vào tháng 11, những vấn đề sâu xa hơn tồn đọng và một dòng chảy của tự do dân chủ đã nhắm vào hội đồng thành phố (San Jose) - nhánh đó và cách thức làm việc của họ khác hẳng với tất cả những gì tôi từng thấy trong 40 năm qua. Tôi thấy vậy vì tôi đã từng tham gia tranh cử vào năm 1968. Tôi biết điều này vì tôi đã ngồi hàng ghế đầu của màn kịch diễn ra tại tòa thị sảnh và bên kia nữa vòng trái đất. Để hiểu tất cả điều này đòi hỏi người ta phải học hỏi về lịch sử và văn hóa Việt.

Một trong những điều thường làm bực bội, mà tôi được biết từ những người có lòng, nhưng không phải người Việt là " Cộng đồng Việt không có "một" người lãnh đạo đại diện. ". Điểm này chính xác. Nhưng không phải vì họ không có sự lãnh đạo. Thật ra, có rất nhiều người lãnh đạo cộng đồng Việt ở SJ. Tuy vậy, họ không có quyền lực chính trị tập trung, vì văn hóa, và vì kiểu cách của họ. Tư do là mấu chốt chính trị để cộng đồng tồn tại, và tự do nói chung chung là không có sự sắp xếp rõ ràng cho lắm. Tương tự như những nhóm nhân dân tự vệ của ta đã đánh bại thực dân Anh vào năm 1776 .

Những nhà lãnh đạo Việt Nam sau thời quân chủ sống sót bởi sự phân tán lãnh đạo, và điều này thích hợp trong những năm tháng bị áp bức bởi thực dân, bức chế. Đây là mô hình chính trị vận hành - và dùng để tranh đấu cho tự do.

Ở San Jose, chúng ta chứng kiến 1 cộng đồng Việt Mỹ đã dẫn đầu một cuộc thử thách với tòa thị sảnh mà không có 1 người lãnh đạo rõ rệt. Và cuộc tấn công có hiệu quả. Một số người cho rằng đó là điều quá đáng khi dùng chính trị vào một việc cỏn con. Thì vì đó không phải là chuyện nhỏ đối với họ, và những công cụ họ đã dùng - tuyệt thực, viết blog, email, truyền thông truyền hình, họp báo, tham gia họp, biểu tình - căn bản là tổng hợp của sự dân chủ theo kiểu Mỹ.

Chúng ta phải ngừng mè nheo về việc họ không có một người lãnh đạo đồng nhất và lắng nghe ý kiến tập thể của họ. Chúng ta cần phải ngừng cho rằng họ làm quá và hiểu rằng họ đang phản ứng lại với điều họ cho là áp đặt chuyên chế. Có người viết rằng cuộc tuyệt thực của chiến sĩ đấu tranh cho tự do Lý Tống là "không đáng". Điều này có thể đúng, nêu như lý tưởng chỉ đơn giản là đặt chử "Little" trên một bảng hiệu. Nhưng nó không là "không đáng" nếu lý tưởng là vì những chữ như sau - tự do, nhân quyền và dân chủ ở đây và bên kia bờ đại dương. Bất cứ người làm chính trị nào cũng biết rằng những từ này đã là động lực cho những nhà hoạt động người Việt trong suốt 30 năm qua. Trong tư tưởng đó, những người Việt Mỹ tiếp cận vấn đề này với một câu nói bất hủ của Thomas Jefferson khi ông ta tuyên bố "Chống lại chuyên chế là nghe theo Thượng Đế".

Trong khi tôi hòan tòan tôn trọng sự lãnh đạo của ông thị trưởng Reed đang cố gắng giải quyết chuyee>n này, chúng ta không cần cả thành phố bầu cử hay bất cứ một hình thức trưng cầu dân ý nào. Một cuộc bầu cử hội đồng thành phố đơn giản là đủ - nếu đó là một cuộc bầu cử đúng đắn. Chúng ta không cần phải đòi hỏi thêm những đơn từ hay quá trình. Vấn đề này đã nhận quá nhiều ý kiến từ mọi người hơn bất cứ vấn đề nào trong lịch sử gần đây của thành phố, trên cung cách người Mỹ nhận thức được. Hội đồng thành phố cần phải rút lại quyết định ngày 20 tháng 11 và chấm dứt chuyện này bằng cách đặt tên khu vực đó là "Little Saigon".

Và sau đây là một bài báo đăng hôm nay (06.03.2008), cũng trên tờ The Mercury News mà MiNo sẽ dịch ra tiếng Việt .

Nếu có ai hỏi tại sao MiNo lại quan tâm đến những người Mỹ "ngoại cuộc" và họ nói gì? nghĩ gì? Câu trả lời đơn giản là vì muốn biết họ có "hiểu" được "mình" hay không. Hãy nhìn xem họ nói gì? nghĩ gì?

__________________________________________________


Cộng đồng người Việt ở San Jose trưởng thành qua biến cố "Saigon".

Câu đầu tiên đăng trên mạng là "Little Saigon" thua cuộc. Nếu tính tóan kỹ, đúng là vậy. Sự bỏ phiếu 7 thuận 4 chống, hội đồng thành phố San Jose đã rõ ràng chối bỏ cố gắng cuối cùng để đọan đường dài 1 mile trên con đường Story được đặt tên Little Saigon. Thay vào đó, thành viên hội đồng thành phố quyết định không gọi tên gì cả, cho đến khi họ sắp đặt xong một tiến trình - ừ, thì cũng là một cách rỡ rối - cho một thế bế tắc.

Nhưng nếu bạn bỏ thời gian ngồi ở tòa thị sảnh vào tối thứ Ba rạng ngày thứ Tư, chuyện quyết định đã thắng thua là không đơn giản chút nào. Những người ủng hộ "Little Saigon" bị tố cáo là những kẻ ồn ào nạt nộ, đã đưa ra những ý kiến của họ một cách quyết liệt và đôi khi trôi chảy. Và lần này, họ xóay vào việc thừa nhận những sai lầm của một hội đồng đang ráng tránh xa cuộc xung đột.

Trong quá trình đó, giữa những tiếng ồn ào và cả vô lý, bạn có thể bắt đầu thấy được sự trưởng thành chính trị của cộng đồng người Mỹ gốc Việt - và sự phát triển về hiểu biết về hệ thống làm việc của thành phố.

Thật là khó - tưởng như không thể nào - để một người không phải người Việt hiểu được sự quả cảm của cuộc đấu tranh. Với phần đông chúng ta (ông Herhold, người Mỹ), sự khác biệt giữ "Little Saigon" và "Saigon Business District" chỉ là một vài tính từ không quan trọng, một hình thức quảng cáo. Một số đọc giả của tôi tự hỏi tại sao cần phải đặt tên cho chỗ đó?

Đối với người Việt ở đây, vấn đề này nặng trĩu với bóng ma quá khứ và VN hiện tại. "Little Saigon", cái tên đã được dùng ở Quận Cam, đã trở thành biểu tượng của sự thành công của cộng đồng Việt Mỹ, đâm thọt vào mắt của chính phủ Cộng Sản từng gọi họ là những kẻ phản động.

Sự thành công đó đã nảy mầm những điều óai ăm. Một người đăng bài ở tờ Mercury News trên mạng giải thích như thế này: Khi mối liên lạc giữa Việt Nam và những người họ ngược đãi khắn khít hơn, người Việt từ VN bắt đầu đầu tư vào các cơ sở thương mại. Và họ muốn một cái tên dung hòa hơn là "Little Saigon". Vì vậy, ta có một chiến trường

Tôi không có một nguồn tin độc lập nào để kiểm chứng điều trên. Nhưng nếu có một nhà đầu tư như thế, thì họ đã rất im lìm. Khi bạn hỏi bà nghị viên Madison Nguyen tại sao bà ta lọai bỏ "Little Saigon", bà từ chối việc làm đó là vì những nhà đầu tư.

Nhưng nếu người bạn đăng bài là đúng, thì việc làm này giải thích sự quả cảm trong cuộc đấu tranh này. Với một số người, trận chiến "Little Saigon" là một biểu tượng cho suy nghĩ của họ về chính quyền cộng sản.

Tại sao tôi nói cuộc trong bầu cử vừa qua những người ủng hộ Little Saigon không hòan toàn thua cuộc? Phần lớn, bởi vì họ đã xoay chuyển được bộ máy chính quyền và ngăn chận được việc đặt tên "Saigon Business District", quyết định được dẫn đường bằng Madison và hậu ủng bở ông thị trưởng Reed.

Bên cạnh những người biểu tình hằng tuần được biết qua cái tên "Thứ Ba đen, họ xoay được chuyển bộ máy chính quyền bằng cách dùng những tài liệu đưa ra bởi thành phố để làm tòa thị sảnh lúng túng. Họ lấy được lời khai của nghị viên Forrest William thừa nhận rằng việc ông hứa ủng hộ Madison Nguyễn là có thể đã vi phạm luật "Brown". Và họ cũng giữ được các email qua lại, chứng tỏ rằng bà Nguyễn đã gắng thuyết phục dùng tên "VietNam Town" trước khi có những cuộc họp cộng đồng.

Cuối cùng, trong cuộc chạy đua đến thứ Ba vừa rồi, họ đã làm thành viên hội đồng thành phố thừa nhận sự sai lầm của mình. "Chúng ta nợ cộng đồng (người Việt) một lời xin lỗi lớn", bà nghị viên Judy Chirco nói. "Chúng ta đã làm sai việc này".

Đúng vậy, những người ủng hộ Little Saigon chơi trên tay hội đồng thành phố, nhất là lúc đầu. Nghị viên Sam Liccardo đưa ra đề nghị làm lại từ đầu không giúp được gì cho họ (người ủng hộ LS). Nó mở cửa để những người có "máu mặt" trên đường Story sẽ quyết định chuyện đặt tên.

Nhưng, một số đông đáng kể của cộng đồng Việt đã gây được sự chú ý không thể nào lầm lẫn, rằng họ không để bị ra rìa. Kết quả là thế nào đi nữa trên đường Story, nguyện vọng của họ cần được lắng nghe.

Dưới đây là nguyên văn từ tiếng Anh trong trang báo mercurynews:

Herhold: San Jose's Viet community comes of age through 'Saigon' ordeal

The first sentence of the Web story said "Little Saigon" lost. In a strict toting up of accounts, that was true. By a 7-4 vote, the San Jose City Council implicitly rejected a last-ditch attempt to name a mile-long stretch of Story Road "Little Saigon." Instead, the council members voted to call it nothing at all for now, setting up a process - oh, what a leaden word - that might end in stalemate.

But if you spent time at City Hall on Tuesday night and into Wednesday, it wasn't so simple as winning and losing. The "Little Saigon" advocates, accused of shrillness and bullying, made their points with vigor and occasional eloquence. And this time, they wrenched an acknowledgment of error from a council eager to distance itself from the battle.

In that process, for all the noise and absurdity, you could begin to see the signs of political maturation in the Vietnamese-American community - and a growing savvy about how City Hall works.
It's hard - almost impossible - for non-Vietnamese observers to understand the passions in this fight. To most of us, the difference between "Little Saigon" and "Saigon Business District" is a matter of a few unimportant adjectives, a marketing squabble. Many of my readers wonder why the area should be named anything at all.

For Vietnamese here, however, the issue is laden with the ghosts of the old country. "Little Saigon," a name already in use in Orange County, has come to represent the success of the Vietnamese-American community, a poke in the eye to a Communist government that brands them criminals.

That success has spawned its own irony. One perceptive poster to the Mercury News' Web site explained it this way: As Vietnam's ties with its expatriate community have strengthened, Vietnamese in the old country have begun to invest in the expats' shopping malls. And they would prefer a more neutral name than "Little Saigon." Hence the battle.

I have no independent verification that this is true. If there are such investors, they are very quiet. When you ask Councilwoman Madison Nguyen about why she rejected "Little Saigon," she denies doing it for a developer.

But if the poster is right, it would go a long way toward explaining the passion of the fight. To some people, the battle over "Little Saigon" is a proxy for how you feel about the communist government.

Why do I say this wasn't a total defeat for the Little Saigon people? In large part, it's because they turned the ship of state, blocking the "Saigon Business District" decision guided by Nguyen and backed by Mayor Chuck Reed.

Aside from summoning people to weekly protests on what became known as "Black Tuesdays," they did that by using state public records laws to embarrass City Hall. They seized on Councilman Forrest Williams' admission of pledging support to Nguyen as a potential violation of the Brown Act. And they obtained an e-mail string showing Nguyen had pushed the name "Vietnam Town" even before public hearings.

Finally, amid Tuesday's marathon session, they got council members to acknowledge a blunder. "We owe the community a big apology," Councilwoman Judy Chirco said. "We mishandled this."

Yes, the Little Saigon people overplayed their hand, particularly early. Councilman Sam Liccardo's motion to begin again - a political mulligan, or do-over - hardly does them favors. It leaves open who will actually be the local "stakeholders" on Story Road who will decide the issue.

Still, a significant piece of the Vietnamese community served unmistakable notice that they cannot be taken for granted. Whatever the outcome on Story Road, that message needed to be heard.