Sunday, March 2, 2008

CHUYỆN KHU BUÔN BÁN LẠM XƯNG LÀ "VIETNAM TOWN"


CHUYỆN KHU BUÔN BÁN LẠM XƯNG LÀ "VIETNAM TOWN"
VIETNAM TOWN SAN JOSE! ĐI VỀ ĐÂU?


tka23

Báo Business Journal:

- Một Tài sản có tính chất bất bình thường!
- Các Nhà Thầu Xây Cất đưa đơn kiện xin "Ốp Nợ".

* CÁC THƯƠNG GIA, NHÀ KINH DOANH KHU VỰC 7 KHIẾU NẠI VIETNAM TOWN SẮP BỊ PHÁT MÃI?
* * TỔ HỢP TWN CÓ THỂ KHAI PHÁ SẢN ĐỂ CHẠY NỢ?

Trên đường Story Road, phía Đông thành phố San José, khoảng giữa khu Thương Xá Wal- Mart của người Mỹ và Khu buôn bán Grand Century của người Tàu, có một dự án xây cất một khu buôn bán gọi là Vietnam Town.

Một tổ hợp có tên là TWN LLC đã quảng cáo như sau:
"
"CƠ HỘI CHÓT ĐỂ LÀM CHỦ 1 CỬA TIỆM TẠI "VIỆT NAM TOWN"
"Người Tàu, người Nhật... đã có những China Town, Japan Town tại các thành phố lớn
"Người Việt cũng có một Việt Nam Town đầu tiên, sắp được hình thành tại San Jose.
"Tổng diện tích xây dựng là: 275.000 SF, dự trù sẽ bao gồm trên 240 units retail/ office và một chợ Việt Nam
SẼ ĐƯỢC BUILD và BÁN TỪNG CĂN
FINAL PHASE RELEASE
Chỉ còn một số ít unit mới release. Xin mời liên lạc ngay, vì trong một thời gian ngắn nữa các unit sẽ được bán hết."

Thế là nhiều thương gia và người làm dịch vụ khắp nơi đổ xô đến cái gọi là TWN LLC đóng tiền mua căn phố, không cần biết cái công ty phát triển trên đây là ai? Cũng không chút băn khoăn "tại sao hai người Tàu, một Chợ Lớn, một Hồng Kông lại đi xây "Việt Nam Town" tại San Jose cho người Việt mà không xây China Town, vì hiện nay tại San Jose chưa có China Town!

"Tàu xây phố Việt" là một điều có phần trái khoáy, nhưng không hiểu sao một số thương gia Việt Nam lại không lưu ý, mà lại cứ nhào đầu vào tranh mua, dù cho phải đóng tiền cọc từ 35% đến 50% là giá quá cao so với luật của thị trường địa ốc.

Theo tin rỉ tai trong giới buôn bán thì có người đã đặt cọc mua 10 căn, đó là ông V. chủ một công ty điện thoại, có hai nhà hàng ăn uống hiện ở tại Grand Century Mall đặt mua 4 căn, và 3 căn, có người đặt mua từ 3 đến 5 căn với ý hướng sau này bán lại. Còn số người mua một hai căn cho chính mình cũng khá nhiều. Giá mỗi căn từ 500 ngàn đến 550 ngàn Mỹ kim. Có tin cho hay là khi số người mua tranh nhau thì TWN đã tăng giá lên 600 ngàn Mỹ kim một căn.

CÔNG TÁC XÂY CẤT ĐỘT NGỘT ĐÌNH CHỈ
Khu Việt Nam Town theo như hợp đồng ký với những người mua thì cuối năm 2007 sẽ hoàn thành và giao phố.

Nhưng vào khoảng giữa tháng 10-2007, công việc đào và xây móng cho khu gọi là Việt Nam Town tại số 915 Story Road, San Jose, bỗng đột ngột đình chỉ mọi hoạt động. Mấy ngày sau đó, các xe cơ khí và dụng cụ xây cất đều bị di chuyển ra khỏi khu vực, khiến cho Việt Nam Town giờ đây chỉ còn trơ mấy cái móng dở dang, nền đất loang lổ, cỏ dại mọc và nước mưa đọng từng vũng, trông thê lương như một khu nghĩa địa bị hoang phế nằm ngay trên đường phố. Những tấm sơ đồ minh họa cảnh Việt Nam Town bị xiêu vẹo thảm thương trong gió mưa cuối đông, chẳng có ai dựng lại...

Theo giới thương gia thạo chuyện, thì cuối năm 2007, vì không thể giao các căn phố đúng thời hạn ghi trong hợp đồng, Công Ty TWN đã tổ chức một dạ tiệc linh đình mời tất cả những người đã đặt mua các "condo" buôn bán tại Vietnam Town đến ăn uống và yêu cầu họ ký lại hợp đồng về ngày giao các căn phố là tháng 6 năm 2008. Công ty TWN cũng yêu cầu những người mua phố này phải chấp nhận rằng "nếu có chuyện gì trở ngại xẩy ra, thì Ngân Hàng có quyền ưu tiên hơn họ trong việc đòi bồi thường thiệt hại". Nghe nói là họ đã đồng ý (?)!

Đây là một điều kiện sẽ gây nhiều thiệt hại cho những người đặt cọc mua các căn phố trong cái gọi là Vietnam Town do hai người Tàu phác họa ra. Nếu như những người Việt Nam "mua phố trên tranh vẽ" này mà đã chịu chấp nhận thì thật là khó hiểu. Bởi vì: tại sao người đặt cọc từ hai, ba trăm ngàn Mỹ Kim để mua căn phố lại không có uu tiên bằng ngân hàng? Tiền của các tiểu thương này là tiền tươi, tiền đặt cọc, theo luật lệ, nó phải còn nguyên đó, tại sao lại dành ưu tiên cho ngân hàng khi "có chuyện gì trở ngại xẩy ra"?

Người ta càng ngạc nhiên hơn, khi các nhà tiểu thương Việt Nam nghe câu "nếu có chuyện gì trở ngại xẩy ra" mà lại không có phản ứng cụ thể nào cả!

Một khu thương mãi khổng lồ đã khởi công, làm đất, rồi đào móng và quảng cáo rùm beng trên 11 tờ báo về ngày khánh thành, thì tại sao còn đưa ra câu "nếu có chuyện gì trở ngại xẩy ra"? Phải chăng khi nói câu này, hai người Tàu xây Phố Việt của công ty TWN đã nhìn thấy viễn tượng là khu Vietnam Town không thể nào hoàn thành được?

VIỆT NAM TOWN SAN JOSE! ĐI VỀ ĐÂU?
Những người đóng tiền mua các căn phố chắc đang buồn thúi ruột và tức bầm gan vì cho đến nay, hạn giao phố chỉ còn 4 tháng nữa mà Việt Nam Town của họ vẫn chỉ là một khu đất hoang phế. Con số 256 căn phố vẫn vô hình vô dạng. May ra thần linh hóa phép, thì cuối hoặc đầu tháng 6-2008 mới có phố mà chuyển giao cho đúng hợp đồng.

Nhiều nhà kinh doanh và thương mãi đã đặt cọc hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu Mỹ Kim, dường như không biết rằng cái gọi là Vietnam Town khi mới đưa ra dự án đã bị sự chống đối của 27 cơ sở kinh doanh và thương mãi nằm trên đường Story Road.

ĐƠN KHIẾU NẠI CHỐNG VIỆC XÂY CẤT KHU VIETNAM TOWN
Đơn khiếu nại đã gửi đến City of San Jose, ngày 23-4-2007, San Jose City Clerk nhận được lúc 3:49 chiều 27-4-2008.

Sau đây là bản dịch nội dung đơn khiếu nại của 27 cơ sở kinh doanh, thương mãi trên đường Story Road, Khu vực 7.

"Kính thưa Cô Price,
Chúng tôi là những thương gia và nhân dân sống trong khu vực này, chung quanh dự án mới Vietnam Town. Sau đây là những điều mà chúng tôi quan tâm và thắc mắc đối với Dự án mới Vietnam Town:

Điều Trần Công cộng (Public hearing): chúng tôi đang đợi và mong muốn có thông báo về một buổi điều trần công cộng về cái dự án to lớn này. Thế nhưng, không có một ai trong cộng đồng nhận được một thông báo nào về dự án này. Trong cộng đồng này, chúng tôi thường dự các buổi điều trần công cộng đối với những dự án nhỏ hơn tại nơi lân cận.

Quá nhiều cửa hàng cung ứng những dịch vụ và hàng hóa giống nhau: những chủ nhân mới từ cái khu phố này sẽ cung ứng những dịch vụ và hàng hóa giống nhau, việc này sẽ tạo nên một sự cạnh tranh bất chính đối với các thương gia đã hiện hữu tại khu vực này. Hiện không có một quy chế hay luật lệ nào để kiểm soát xem có bao nhiêu tiệm có thể cung ứng các dịch vụ hoặc các mặt hàng nào. Những xung khắc này sẽ là nguyên nhân làm cho nhiều thương gia cũ và mới đi đến chỗ phá sản nhanh chóng.

Quá nhiều tiệm bán lẻ: chủ đất quảng cáo rằng họ đang xây và đang bán 250 (hai trăm năm mươi) gian hàng bán lẻ. Mỗi gian rộng khoảng 1000 foot-vuông. Và cũng có một siêu thị khổng lồ trên miếng đất nhỏ này.

Các vấn đề đậu xe: đối với 250 cửa hàng và một siêu thị khổng lồ, tính trung bình mỗi cửa tiệm có hai nhân viên. Khu mua sắm này sẽ đòi hỏi tối thiểu là 550 chỗ đậu xe cho ban dịch vụ và nhân viên. Chúng tôi mong được biết xem đã có một khảo sát nào về số lượng khách hàng sẽ vào mua sắm mỗi ngày tại khu thương mãi này chưa. Chúng tôi đang có vấn đề về chỗ đậu xe cho các khách hàng tại khu kế cận Grand Century Shopping Mall. Vào ngày cuối tuần, các khách hàng mất khoảng từ 30 đến 60 phút để tìm và chờ cho có chỗ đậu xe.

Các vấn đề giao thông: hiện nay chúng tôi đang có những vấn đề sau đây về giao thông:
Chỗ quẹo trái tại góc đường Story và McLaughlin, chúng tôi phải đợi đến hai ba đèn trước khi có thể quẹo từ McLaughlin vào Story Road.

Chúng tôi phải chờ khoảng hai đèn để rời khỏi Wal-Mart hoặc Save-Mart hoặc Grand Century Mall ....

Vấn đề Ô nhiễm: người dân sống và làm việc trong cộng đồng khu vực này sẽ bị ngộp thở vì khói từ tất cả các phương tiện di chuyển mới mà Vietnam Town sẽ đem lại cho họ.

Vấn đề tai nạn: hiện đã xảy ra nạn kẹt xe trên đoạn đường một mile này. Với sự gia tăng từ 700 đến 1000 chiếc xe thì nguy cơ tai nạn có thể sẽ tăng thêm.

Vấn đề cung cấp điện: có thêm 250 cửa tiệm bán lẻ, nhưng chúng tôi không nghe nói đến việc thiết kế thêm hệ thống điện mới trong khu vực. Về mùa hè, cái Vietnam Town mới này sẽ làm cho vấn đề trở nên xấu hơn.

Cung cấp nước và hệ thống thoát nước: không thấy thiết kế hệ thống cung cấp nước mới dành cho dự án khổng lồ này.

Trong thời điểm này, các chủ nhân đang nói với các thương gia mới muốn mua một căn phố tại Vietnam Town rằng tất cả các đơn vị đều đã bán hết. Họ đang bán mỗi gian hàng bán lẻ tại cái Vietnam Town này với giá tối thiểu là 600,000 Mỹ kim (sáu trăm ngàn Mỹ kim).

Với những vấn đề và các mối quan tâm nêu trên, chúng tôi yêu cầu thành phố San Jose hãy điều tra cái dự án 200 triệu Mỹ kim này. Nó cần phải được trình bày và thảo luận với những thương gia và người dân đang ở trong cộng đồng này. Vậy mà, các chủ nhân này đang xây dựng khu phố mua sắm này không quan tâm gì đến phúc lợi và quyền hạn của người dân cả.

Tất cả mọi người đang sinh sống và làm thương mãi, kinh doanh trong khu vực này, đều đang đóng thuế và đóng góp phần mình vào sự thành công của Thành Phố San José. Họ cần phải được bảo vệ và hỗ trợ để khỏi rơi vào phá sản do tình trạng có quá nhiều cửa hàng bán cùng một loại hàng hóa hoặc cung cấp cùng một loại dịch vụ giống nhau. Vấn đề giao thông sẽ làm cho khách hàng lánh xa khu vực này. Bởi vì không một ai muốn bị kẹt cứng vào luồng xe cộ trong lúc họ có thể mua cùng những loại hàng hóa đó và có cùng các dịch vụ ấy tại một nơi khác với sự tiện lợi, dễ dàng.

Mọi người dân đều băn khoăn tự hỏi tại sao lại không có một buổi điều trần công cộng về một dự án xây dựng to lớn này?"
(ngưng trích)

Tên 27 cơ sở đứng đơn kiện, gồm: 1. King Eggroll Restaurant; 2. Trang T. Vu DDS; 3.Wal-Mart; 4. Radio Shack; 5. Annam Restaurant; 6. Thrift Center; 7. Lucy's Tamale; 8. Modern Dental; 9. Save-Mart Supermarket; 10. Com-Tam Thanh Reastaurant; 11. ST's Real Estate; 12. Phuong-Nam Plants; 13. Saigon Kitchen Restaurant; 14. Togo's Restaurant; 15. Friendly Eye Care; 16. Cao Song Dung DDS; 17. Thanh-Son Hien-Khanh Reastaurant; 18. Lang-Bun Restaurant; 19. NU Smile Dental; 20. Story Market; 21. Las Aguilas Restaurant; 22. Hoang-Yen Jewelry; 23. Lac Skin Care; 24. Street Tel One; 25. Thuy-Anh Jewelry; 26. Hien-Khanh Da-Kao 3 Café & Deserts; 27. O-Mai International Snacks. (APPENDIX A của đơn khiếu kiện – có thể tham khảo tại San Jsoe City Clerk).

NHỮNG ĐIỀU KHÔNG MINH BẠCH
TRONG DỰ ÁN XÂY VIỆT NAM TOWN

Trong việc xây cất và bán từng căn phố trong cái gọi là Vietnam Town do hai người Tàu trong công ty phát triển TWN có nhiều điều không minh bạch về các mặt tài chánh, ngân hàng cho vay để phát triển và nhất là về mặt hành chánh và cộng đồng.

Về mặt tài chánh, xin tham khảo các bài phóng sự điều tra của Báo Business Journal, chuyên mục về Địa Ốc dưới đây.

Về mặt hành chánh và cộng đồng xin xem đơn khiếu kiện do 27 thương gia và dịch vụ được trích dẫn ở trên.
Có lẽ chính sự thiếu minh bạch này đã dẫn đến những vấn đề gây bất mãn trong cộng đồng San Jose hiện nay.

1.- Mọi người dân đều băn khoăn tự hỏi tại sao lại không có một buổi điều trần công cộng về một dự án xây dựng to lớn này?

Khoản 1 của đơn khiếu nại ghi rõ: "chúng tôi đang đợi và mong muốn có thông báo về một buổi điều trần công cộng về cái dự án to lớn này. Thế nhưng, không có một ai trong cộng đồng nhận được một thông báo nào về dự án này. Trong cộng đồng này chúng tôi thường dự các buổi điều trần công cộng đối với những dự án nhỏ hơn tại nơi lân cận."

Tại sao Hội Đồng Thành Phố không cho công chúng biết về dự án Vietnam Town tại San Jose? Rồi sau khi có đơn khiếu nại, cả Hội Đồng Thành Phố lẫn Nghị viên của Khu Vực 7, San Jose vẫn không quan tâm đến những lo âu, thắc mắc, hoang mang của người dân và các thương gia, các nhà kinh doanh trong khu vực 7?
Tại sao, lại chỉ lo tìm cách áp đặt cho khu buôn bán trên đường Story, nơi có khu đang xây cất bị khiếu nại cái tên Vietnam Town, trong lúc trên đoạn đường 1 mile đó, gồm rất nhiều cửa hàng bán lẻ và hai siêu thị của các sắc dân khác (Story Supermarket của Cambodians - Save-Mart Supermarket của Mỹ) và một shopping mall lớn của Mỹ (Wal-Mart), người Việt chỉ lác đác và tập trung trong khu Grand Century Mall của Tàu (Tăng Thành Lập)?

Đây là những vấn đề mà Hội Đồng Thành Phố có trách nhiệm minh xác. Bởi vì, nếu việc phát triển khu gọi là Vietnam Town của công ty Tàu TWN trở thành một vụ lừa đảo thì tiềm năng kinh tế của người Việt Nam tại San Jose sẽ bị thiệt lại rất lớn. Số tiền mà các tiểu thương và các nhà kinh doanh dịch vụ Việt Nam đã đóng để đặt cọc có thể lên tới hơn 50 triệu Mỹ kim (giả thiết tiền cọc mỗi căn phố trung bình là $200,000 mà thôi, thì 250 căn là 50 triệu). Số tiền lớn này, nay về đâu, để cho công tác xây Vietnam Town đột tử không một lời trăn trối?

NGUYỄN CHÂU

Tài Liệu:
Thứ Sáu, Ngày 9 tháng 11 năm 2007
Silicon Valley / San Jose Business Journal - by Sharon Simonson

Silicon Valley / San Jose Business Journal
http://sanjosẹbizjournals.com/sanjose/stories/2007/11/12/story2.html

NGÂN HÀNG UNITED COMMERCIAL NGƯNG CHO VAY VỐN

Trở ngại về tài chánh đã làm đình chỉ công trình xây cất một khu shop- ping lớn tại vùng Đông San José và đang gây sự chú ý của cộ ng đồng người Việt, một cộng đồng đang tăng trưởng một cách nhanh chóng. Công việc xây cất Vietnam Town đến nay đã ngưng trong khoảng 60 cho đến 90 ngày sau khi United Commercial Bank, ngân hàng cho công ty phát triển vay tiền, đặt vấn đề về sự tiến triển chậm chạp của công tác và ngưng trả tiền cho các nhà thầu xây cất, ông Tăng Lập, một trong ba thành viên của công ty đầu tư TWN đang tiến hành công trình mới mẻ này phát biểụ Công ty TWN là một công ty trách nhiêm hữu hạn. (Nghiã là trách nhiệm tài chánh của họ chỉ giới hạn trong công trình đó mà thôi và không ảnh hưởng tới tài sản cá nhân của những người hùn hạp trong công ty).

Tài sản rộng 275,000 bộ vuông này có tính chất bất bình thường của một bất động sản và cách thức sẽ được dùng đến. Khác với những khu shop-ping khác, công ty phát trìển đang bán lại cho các nhà tiểu thương và đầu tư từng đơn vị 1000 bộ vuông. Quan niệm thương mãi về các công đô - văn phòng được coi như hợp với thông lệ hơn (công-đô cho tiểu thương mãi). Trong khi đó, theo như dự toán công trình sẽ có nhiều cơ sở buôn bán của người Việt tại đó và tự động sẽ được coi như một trọng điểm của người dân thiểu số Việt Nam đang tăng trưởng và giàu mạnh tại khu vực phiá Đông thành phố San Jose.

Ông Tăng nói rằng ông tin tưởng là các trở ngại có thể giải quyết. Ông nói là các sự thương thuyết với ngân hàng đang tiến hành và với nhà thầu chính, công ty xây cất Reeve-Knight có trụ sở tại Roseville. Măc dầu vậy đã có ít nhất là 8 nhà thầu lãnh lại các công việc đã nộp giấy tờ ốp nợ trên công trình này tại văn phòng chưởng khế quận hạt Santa Clara. Một công ty khai ốp nợ số tiền $688,372 đã được giải quyết. Tuy vậy, bảy công ty khác với số tiền chưa trả tổng cộng hơn $1.7 triệu vẫn còn chưa được giải quyết.

Tổng quát toàn bộ dự án bao gồm khoảng $25 triệu các nhà đầu tư đã trả cho 20 mẫu Tây đất và $32 triệu chi phí xây cất thì phải cần có một ngân khoản đầu tư là $60 triệu, Ông Tăng nói: Theo như bảng quảng cáo dựng tại điạ điểm thì công trình lúc đầu dự tính hoàn tất vào năm 2006.

Công ty Reeve-Knight có vẻ như đã ngưng mọi công việc ở điạ điểm dự án tại số 915 Story Rd. Một số nền bê tông đã được đổ, nhưng rõ ràng là các công việc khác chưa được thực hiện. Công ty Reeve-Knight đã không trả lời điện thoại (khi chúng tôi liên lạc). Ông John Cinderey, Phó Chủ Tịch ngân hàng và giám đốc phân bộ cho vay nợ bất động sản của ngân hàng United Commercial Bank nói rằng chủ trương của ngân hàng cấm đoán ông không được bàn thảo về vấn đề dự án.

Ngân hàng đã cho dự án vay $19.68 triệu, theo như bản tu chính bằng khóan khai báo với chưởng khế quận hạt Santa Clara ngày 29 tháng 9 năm 2006. Bằng khóan khởi thủy khai vào tháng Ba năm 2005 cho biết số nợ là $18 triệu.ï Các nhà phân tích theo dõ tiế n triển củ a UCBH Holdings, Inc., công ty mẹ của ngân hàng nói rằng có thể số nợ đã được chia sẻ giưã ngân hàng với các nhà đầu vốn khác, do đó mà các chuyển ngân khác không được đăng ký. Cho vay một món nợ $20 triệu vượt xa khả năng bình thường của UCBH. Họ cho biết một khỏan tiền cho vay trung bình về bất động sản là $1.2 triệu theo sổ sách của công tỵ Ngân hàng là phân bộ chính của UCBH.

United Commercial tập trung dịch vụ ngân hàng vào các khách hàng người Mỹ gốc Hoa Với văn phòng chính đặt tại San Francisco, trong các năm vừa qua công ty đã bành trướng xuống vùng Nam Cali và các cộng đồng Hoa Kỳ có nhiều dân thiểu số gốc Hoa như New York, Seattle, Boston, Atlanta và Houston . Ngân hàng bành trướng tại vùng Thung lũng Điện tử năm 2006. Công ty cũng có những văn phòng tại Á Châu, bao gồm cả Hong Kong, Đài Bắc và Thượng Hải.

Công ty phục vụ các cơ sở thương mãi từ cỡ nhỏ đến hạng trung và cũng đang bành trướng tài trợ các dịch vụ buôn bán. Vietnam Town có tích cách bất bình thường vì dự án được bán lại cho các chủ nhân cơ sở thương mãi và các nhà đầu tư bao gồm các gian hàng bán lẻ và các nhà hàng ăn uống chia ra từng đơn vị 1000 bộ vuông. Các dự án về công đô-văn phòng trở nên thịnh hành từ các năm đầu thập niên vì lãi suất thấp đã thu hút các chủ nhân cơ sở tiểu thương nên mua hơn là thuê mướn.

Mặc dầu vậy, các công-đô về gian hàng bán lẻ , đặc biệt là các công-đô cho các gian hàng ăn uống rất hiếm. Thêm nữa, khi lãi suất đi lên, sự hấp dẫn làm chủ nhân điạ điểm thương mãi cuả mình thay vì đi thuê mướn đã giảm sút một khi chi phí phải trả trong mỗi trường hợp đã không xa nhau mấỵ. Hơn một nửa tổng số bộ vuông ở Vietnam Town đã được bán, ông Tăng nóị. Có người cho biết là các người đã mua công-đô đang được yêu cầu phải ký lại giấy tờ nói rằng họ chịu chấp thuận là đến tháng 6 năm 2008 mới nhận được sự chuyển giao. Họ cũng được yêu cầu phải chịu rằng nếu có những trở ngại xẩy ra, ngân hàng có quyền ưu tiên hơn họ trong việc đòi hỏi thiệt hại.

"Chúng tôi đang phải chờ đợi", ông Steve Wong, chủ nhân của công ty Wong Electric tại Palo Alto và là một nhà thầu trong dự án Vietnam Town nói: Công ty gồm 65 thợ điện của ông chuyên về các dự án phát triển cơ sở thương mãi và bán lẻ chưa được trả tiền. Ông Wong nói: Ông cũng chưa nạp giấy tờ ốp nợ trên dự án. Ông Wong nói ông tin tưởng là ông Tăng có các nguồn tài sản cá nhân để trả nợ và công ty của ông cho tới nay đang có đủ một số công việc tại nơi khác, nên không bị ảnh hưởng tài chánh do sự đình chỉ công việc tại Vietnam Town .

Tuy nhiên ông cũng cho biết có phần bi quan về tình trạng xẩy ra. Ông đồng ý rằng giống như tình trạng nhà cửa, mặt bất động sản thương mãi cũng đang bị thu hẹp do sự khó khăn trong việc vay mượn và lãi suất cao, và vì tính chất bất bình thường của một dự án phát triển các công-đô cho những cơ sở bán lẻ, ngân hàng tài trợ rất ngần ngại. "Nhưng chúng tôi đang có nhiều dự án khác mà chúng tôi đang làm và chúng tôi không bị gặp trở ngại tại các nơi này. Ông nói.

Nghị viên hội đồng thành phố San Jose Madison Nguyễn nói rằng văn phòng của bà ta cũng nhận được những cú điện thoại gọi hỏi về việc đình chỉ công việc tại Vietnam Town. Dự án đã thỏa mãn tất cả các đòi hỏi của thành phố, bà nói, và bà ta cho biết bà thấy không thích hợp để cá nhân bà hoặc văn phòng bà dính dáng vào sự phát triển của Vietnam Town.

Bà Trần Đoan nói rằng về phần bà, bà quan tâm tới những gì đang xẩy ra cho Vietnam Town, nhưng bà tin tưởng là sau cùng họ sẽ chuyển giao mặc dầu trễ. Là một di dân Việt, bà Trần nói rằng bà đã mua hai đơn vị trong dự án giữa $500 và $550 một bộ vuông trong hai năm qua. "Tôi cảm thấy OK vì tôi nghĩ rằng cho những dự án lớn — đã bắt đầu từ ba bốn năm trước — một dự án tầm vóc như thế mất khá nhiều thời gian", bà nói.
Môt khi công-đô của bà được chuyển giao, bà Trần dự tính mở một cơ sở thương mãi nhỏ hoặc cho thuê mướn. Bà ta phỏng định rằng 80% những người mua ở Vietnam Town là từ những gia đình di dân mới hơn, sau khi đã mua nhà cửa, ổn định cơ sở thương mãi của họ và bây giờ họ tìm mua bất động sản để làm điạ điểm cho cơ sở thương mãi của họ.

"Tôi nghĩ chúng tôi cần một cái gì đó giống một khu shop-ping kiểu Mỹ nhiều hơn (tại vùng Đông San Jose), bà ta nói, "và không chỉ là một số nhỏ các tiệm Á Đông."

"Con cái chúng tôi đang muốn tới một khu shop-ping giống Mỹ nhiều hơn. Mặc dầu chúng sanh đẻ ở đây và đã Mỹ hóa, chúng vẫn còn muốn đến các tiệm có các món như thực phẩm Á Đông. Vùng này sẽ có các món ăn rất cổ truyền."

(Bản dịch của TS. Lê Hữu Phú)

Sharon Simonson viết về mục bất động sản cho báo Business Journal. Số điện thoại để có thể tiếp xúc với Bà là .

Subject: [HNC 58-65] Subcontractor seeks foreclosure of Vietnam Town complex

Friday, February 1, 2008
Subcontractor seeks foreclosure of Vietnam Town complex

Báo BusinessJournal Thứ Sáu, 1 Tháng 2, 2008

Các nhà thầu đang kiện đòi bán phát mãi
khu xây dựng Vietnam Town

Sillicon Valley/ San Jose Business Journal

Nhà cung cấp bê-tông thầu một công trình gần 800,000 Mỹ kim tại khu thương xá Đông San Jose đã nộp đơn kiện lên tòa án tiểu bang đòi bán phát mãi tài sản này để thanh toán món nợ này.

Cuộc khiếu tố này chống lại Công Ty đầu tư TWN – tức nhà phát triển đứng phía sau khu mua bán Vietnam Town rộng 275,000 foot-vuông – và các nhà thầu khoán tổng quát của cơ sở này là dấu hiệu mới nhất cho thấy rằng sự triển khai đang tiếp tục tiến tới sự rối loạn và trục trặc. Công việc xây dựng tại số 915 trên đường Story Road đã bị đình chỉ từ khoảng tháng 10, 2007. Chỉ có cái móng đã được đặt.

Nguyên đơn, Hãng Bê-tông Pacific Concrete Specialties của Atwater, là một trong số vài ba nhà thầu đã nộp đơn về các đồ thế chấp cơ khí với Phòng Lục sư Quận Hạt Santa Clara kiện công ty TWN. Tổng số tiền khiếu nại khoảng 2 triệu Mỹ kim chưa thanh toán. Cũng chưa thanh toán cho dự án của nhà thầu tổng quát, Reeve-Knight Construction Inc. ở Roseville, Tổ hợp này nói họ có số nợ vượt mức 3.7 triệu Mỹ kim, chiếu theo đồ thế chấp.

Vietnam Town đã được xem như là một khu thương mại trung tâm cho cộng đồng Việt Nam khu Đông San Jose và sự đình chỉ tiến trình xây dựng của nó đã được dân chúng theo dõi và giám sát rất thận trọng. Không có một công việc nào được hoàn tất tại hiện trường ít nhất là từ tháng 10, nhưng vẫn xem như là cuối cùng nó cũng được xây, có thể là trên 20 mẫu nằm sát với Khu Thương Mãi Grand Century, một cụm mua bán lẻ đang phát triển mạnh với những bảng hiệu bằng chữ Trung Hoa nơi lui tới của một số lớn dân Á Châu.
Trung tâm này được kết hợp chặt chẽ với Nhà Hàng Ăn Uống Trung Hoa, mà chủ nhân là một trong những nhà phát triển của Vietnam Town, ông Alan Wong.

Có lẽ khá mỉa mai, đó là Ngân Hàng United Commercial Bank, là cơ quan cho vay của dự án Vietnam Town, lại duy trì một chi nhánh tại trung tâm Grand Century.

Những người tự nhận mình là người Việt Nam bây giờ con số đã hơn 109,000 người tại Quận Hạt Santa Clara, theo Cơ Quan Điều Tra Dân Số Hoa Kỳ, làm cho người Việt trở thành số dân Á Châu lớn thứ hai trên toàn quận hạt sau những người tự nhận là Trung Hoa; họ có khoảng 135 ngàn người. Những nhà phát triển của dự án này đã đánh vào mong ước thường tình của nhiều di dân mới tại Hoa Kỳ, số người này bắt đầu xây dựng thịnh vượng gia đình bằng cách sở hữu một tài sản thực.
Dự án này có ý hướng xây dựng những căn phố bán lẻ, và những người đầu tư có thể mua chủ quyền của từng căn rộng 1,000 foot-vuông. Hơn một nửa số diện tích của dự án đề ra đã được bàn trước vào đầu tháng 10-2007, Lap Tang, chữ "T" trong ba chữ TWN của tổ hợp đầu tư, nói với Business Journal, vào lúc đó. Hầu hết những người mua các đơn vị đều được xem như là người có gốc Việt Nam.

Wong, cũng là một nhà đầu tư trong công tác tái thiết khu Vallco Fashion Park tại Cupertino, là chữ "W". John Nguyen, một nhà đầu tư khu Vallco khác, đó là chữ "N".

Vụ kiện dường như không đi đến kết quả là bán cái tài sản này theo các biện pháp của tòa án, mặc dù có yêu cầu phát mãi, theo lời của Sean P. McLeod, Luật sư của hãng Pacific. Đúng hơn, vụ kiện là một bước pháp lý kế tiếp cho một nhà thầu sau khi một vụ thế chấp máy móc không thành công trong việc bảo đảm số tiền chi trả cho công tác xây dựng. Không có ai trong tổ hợp TWN hoặc Reeve-Knight chịu đáp ứng về vụ kiện. Luật sư cho biết không có một trao đổi hay thương lượng nào đã xẩy ra giữa các bên.

"Nói chung, phần lớn những vụ kiện này, 90 phần trăm số lần là không xẩy ra việc bán phát mãi. Tuy nhiên, "Quý vị phải làm tất cả những gì quý vị có thể làm để cố sức đòi được nợ. Các thân chủ của tôi đã làm xong công việc được thuê, và họ đang mong muốn được thanh toán, do đó họ đang sẵn sàng tiến tới trên đường pháp lý." Luật sư nói.

Số tiền nguyên thủy phải trả cho công ty này là 1.7 triệu Mỹ kim.

Luật sư McLeod không dám mạo hiểm để ước lượng thời gian cho vụ kiện này, nhưng cho biết là nó có thể liên quan đến một vài phát giác và cuối cùng thì cũng phải có phán quyết từ tòa án. Hãng Pacific tìm kiếm một phán quyết của tòa nhằm mục đích đưa những khiếu nại của họ vào tài sản trước mặt của nhà phát triển và ngân hàng.

Reeve-Knight đã không trả lời các cú điện thoại nói về chuyện này. Tăng Lập, người đã từng nói chuyện với báo Business Journal trong quá khứ, cũng đã không trả lời một e-mail và không ai có thể gặp được qua điện thoại di động của ông ta. Ít nhất, có một nhà thầu phụ cho biết là ông ta có số tiền hơn 14,000 Mỹ kim, nhưng ông ta không thể nào tìm gặp được người của TWN, cũng không tiếp xúc được.

Ông Dean Alexander, chủ nhân của tổ hợp kỹ sư Krazan & Associates Inc. tại Clovis nói "Đây là chuyện thông thường khi người ta mắc nợ quý vị".

Ông Alexander không đặc biệt lạc quan là ông có thể được thanh toán một khoản nào tương đương với tổng số trên hóa đơn của ông, cũng không tin tưởng là những người chủ hiện nay có thể sẽ là những người cuối cùng hoàn thành cái dự án này.

Bà Debbie Hill, một kiến trúc sư của TWN, một nhân vật chính cùng với Nhóm Kiến Trúc Sư LPMD của Sunnyvale, cho biết là công ty của bà vẫn được tiếp tục trả tiền cho các dịch vụ và theo quan điểm của bà thì công trình của dự án ấy đang tiếp tục mau lẹ.

Bà nói các cuộc trao đổi giữa công ty Reeve-Knight và phía người phát triển đã xẩy ra, tuy nhiên bà không được biết nội dung của các cuộc thảo luận ấy, cũng như không biết chuyện thiếu hụt tiền bạc, hoặc tranh cãi với những số tiền phải trả đang ở đàng sau sự thầm lặng của tổ hợp TWN đối với các khiếu tố của nhà thầu chính và các nhà thầu phụ.

(Bản dịch của Nguyễn Châu)

SHARON SIMONSON covers real estate for Business Journal.
Reach her at (408) 299-1853

NGUYỄN CHÂU