Tuesday, February 26, 2008

NHUNG AN SO CUA BAI TOAN MANG TEN LITTLE SAIGON

KÍNH THƯA CÁC NT VÀ CÁC BẠN.

KHI POST CÁC TÀI LIỆU TỪ CÁC WS VIỆT VÙNG VỊNH, BÀI DICH TỪ BÁO MERCURY NEWS, HOĂC TAKE 2 TANGO. TÔI THƯỜNG ĐƯA Ý KIẾN DỰA THEO BÀI CHỦ. DĨ NHIÊN KHÔNG PHẢI LÀ QUAN ĐIỂN TỔNG HỘI, CŨNG NHƯ QUAN DIỂM CỦA NGƯỜI TRÁCH NHIỆM DIỄN ĐÀN. TÔI HOÀN TOÀN TRÁCH NHIỆM VỀ NHỮNG GÌ TÔI NGHĨ VÀ VIẾT TRÊN DIỄN ĐÀN NỘI BỘ NÀY.

CHO ĐẾN THỜI ĐIỂM HIỆN TẠI TÔI VẪN NGHĨ CÓ BÀN TAY CỘNG SẢN ĐỨNG SAU LƯNG, LÀM UNG THỐI TINH THẦN DÂN CHỦ Ở SANJOSE . ĐƯỢC SỰ TIẾP TAY CỦA ĐÁM TÀI PHIỆT , THẾ QUYỀN BỊ MUA CHUỘC VÀ BỌN THEO GIÓ TRỞ CỜ

Những Ẩn Số Của Một Bài Toán Mang Tên "Little Saigon"
-------------------------------------------------------------
tka23

Madison Nguyễn, 33 tuổi, người phụ nữ Việt Nam đầu tiên ở San Jose được bầu vào chức vụ Nghị Viên Đơn Vị 7.

Kể từ khi Khu Thương Mại nằm trên đường Story được khởi công xây cất nhằm vinh danh những đóng góp của Cộng Đồng Việt Nam vào sự phát triển thành phố -- thì Madison Nguyễn đã trở nên một đề tài tranh luận sôi nổi -- chỉ vì một cái tên đặt cho Khu Thương Mại đó.

Người ta nghĩ rằng: việc đặt tên cho một khu phố hay một khu thương mại chỉ là một chuyện nhỏ, đơn giản. Nhưng thực tế hiện nay cho thấy, nó không phải là một chuyện nhỏ, cũng không đơn giản, mà là một chuyện lớn ngoài sự tiên liệu của nhiều người, đặc biệt là người Mỹ.

Riêng Madison Nguyễn, hơn ai hết:

-Vì biết trước việc đặt tên cho Khu Thương Mại này là một chuyện lớn, không đơn giản, cho nên bà ta đã trực tiếp can thiệp ngay từ đầu, rất độc đoán , bất chấp lẽ phải, bước qua sự thật. Chẳng hạn như việc bà ta không công nhận sự thật về các cuộc thăm dò của cơ quan Tái Phát Triển Thành Phố (RDA) do chính mình lập ra, và của tờ San Jose Mercury News (SJMN) về những tên đã đưa ra để hỏi ý kiến cộng đồng.

Ngay trong phiên họp tối 20-11-07 tại City Hall, hình ảnh và tiếng nói của cư dân cũng đã nói lên sự thật về cái tên "Little Sagon". Nhưng bà ta vẫn cứ chọn một cái tên ít phiếu nhất là cái tên "Saigon Business District" và còn cho đó là một cái tên dùng để dung hòa với các tên khác.

- Vì biết trước cái tên đặt cho khu thương mại là một chuyện lớn, không đơn giản, cho nên Madison Nguyễn đã vượt hàng rào luật pháp Brown Act để vận động các đồng nghiệp trong Hội Đồng Thành Phố chối bỏ cái tên đã được số đông công nhận. Và

- Vì biết trước cái tên đặt cho khu thương mại là một chuyện lớn, không đơn giản, cho nên Madison Nguyễn đã cùng thị trưởng Chuck Reed xoá bỏ Nghị Quyết 74127 đã được Hội Đồng Thành Phố biểu quyết chấp thuận ngày 20-11-07, và đặt câu hỏi về một cái tên lên lá phiếu của cử tri toàn thành phố trong cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra vào cuối Tháng 11 sắp tới.

Mới đây, một bản Thông Báo (Memorandum) đề ngày 21-2-2008, do thị trưởng Chuck Reed và nghị viên Madison Nguyễn ký tên, gởi đến Hội Đồng Thành Phố (City Council), trong phần Đề Nghị (Recommendation) đã nêu lên 4 điểm. Nguyên văn bằng tiếng Anh như sau:

After reviewing the feasibility, cost, and impact on the community of holding a citywide election, we recommend that the City Council take the following actions:

1. Rescind Resolution 74127 and all other actions taken by the Council on November 20, 2007 under agenda item 9.1 "Approval of the designation of a Vietnamese Retail Area."

2. Adopt a resolution recognizing the Story Road retail area between Senter Road and US 101 as a Vietnamese retail destination area.

3. Direct staff to draft a Council policy that outlines a process to officially name area/districts of the city.

4. Take no further action on naming the area until such time as the community has joined together and reached consensus on a name that has the support of a majority of the business and property owners in the area, and then completes the process developed under the direction outlined in Item 3.

Điểm 4 rất đáng quan tâm, tôi xin tạm lược dịch: Không nên có hành động tiến xa hơn trong việc đặt tên cho đến khi cộng đồng ngồi lại với nhau và đạt được sự đồng thuận về một cái tên có sự hỗ trợ của đa số các chủ đất và cơ sở thương mại trong khu vực, rồi sau đó hoàn tất tiến trình theo hướng dẫn ở điểm 3.

Xin lưu ý rằng: Nếu chỉ những chủ cơ sở thương mại và chủ đất mới có quyền quyết định cho việc đặt tên, thì mai kia mốt nọ VC sẽ bỏ tiền ra thuê hoặc mua một khu đất, đưa các chủ cơ sở thương mại vào đó rồi đặt tên cho nó là "Nguyễn Thi Minh Khai Business District", hay "Nguyễn Văn Trỗi Area", hay "Bảy Lốp District", v.v…Việt Cộng sẽ giương cờ máu và hình Hồ lên đó! Chúng ta sẽ làm gì?

Qua thông cáo của ông Chuck Reed và bà Madison Nguyễn nêu trên, người ta tưởng rằng đây là một sự xuống nước, nhưng thực chất vẫn chỉ là "thua keo này, bày keo khác", vì tên Little Saigon vẫn chưa được công nhận. Vì thế, những ẩn số nằm trong bài toán Little Saigon vẫn chưa được giải quyết.

Những ẩn số đó là:

- Mặc dầu đã biết rất rõ ý nghĩa sâu sắc của chữ "Little Saigon" -là nguyện vọng tha thiết của cộng đồng, nhưng Madison Nguyễn vẫn quyết liệt chống đối, vì theo bà ta: Little Saigon có ý nghĩa chống cộng (anti-communist connotation) . Mãnh lực nào đã thúc đẩy Madison hành động như vậy?

- Mãnh lực nào đã thúc đẩy Madison Nguyễn bất chấp tình cảm của cồng đồng dành cho bà ta, sẵn sàng bước qua sự thật và luật lệ, chối bỏ sự nghiệp chính trị để đổi lấy việc chống đối cái tên "Little Saigon"? Hay bà ta vẫn nghĩ rằng những người chống đối chỉ là thiểu số?

Qua sự kiện Madison Nguyễn và Chuck Reed, đã giúp cho cộng đồng có thêm kinh nghiệm và cẩn trọng hơn trong việc chọn người đại diện, cũng như trong việc đi tìm ẩn số của một bài toán chính trị. Một nhà bình luận chính trị đã nói: "Các chính trị gia không chối bỏ sự thật, nhưng thường bẻ cong sự thật."

Võ Phương.