Wednesday, December 12, 2007

Sự xung đột về danh xưng Little Saigon bị chuyển đạt một cách sai lạc

Sự xung đột về danh xưng Little Saigon bị chuyển đạt một cách sai lạc



John Vu*



Hơn 20 năm trước trong thời gian làm nội trú tại Hạ Viện Hoa Kỳ ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, tôi được dịp tiếp xúc với vị dân biểu tên tuổi còn lớn hơn cuộc đời của ông: đó là ông Tip O’Neill, một vị dân biểu phục vụ lâu dài nhất trong vai trò thủ lãnh phe đa số tại Hạ Viện Hoa Kỳ.

Tôi xin chữ kỳ của ông vào câu viết mà ông luôn nhắc nhở đến: “Tất cả chính trị đều do điạ phương”. Ông ta tỏ ý thích thú với sự yêu cầu của tôi và cười một cách thỏa mãn: “ Nhưng hãy nhơ thêm một điều nữa, tất cả chính trị đều có tích cách cá nhân.”





“Một cảnh tượng khó quên’



Đó là một quang cảnh mà các nhân viên của các nghị viên thành phố không thể tin được. Một viên chức thâm niên đã ngạc nhiên phảt biểu rằng ông ta không bao giờ quên được cảnh tượng tối hôm đó. Đó là buổi tối thật lạnh nhằm ngày 20 tháng 11 năm 2007 và phòng họp hội đồng thành phố với hơn 300 người đã chiếm đầy. Phiá bên ngoài nhà lồng bằng kiến chật ních người với các biểu ngữ và dấu hiệu cằm tay ủng hộ “Little Saigon”. Hai căn phòng kế cận với sức chứa 400 người đã đầy tràn người. Hất hết đám đông đến để ủng hộ cho việc đặt tên cho đoạn đường dài 1 dặm có nhiều cửa tiệm và cơ sở thương mãi trên đường Story Rd về hướng Tây của xa lộ 101. Sau 4 tiếng đồng hồ nghe hơn 200 người phát biểu ủng hộ tên “Little Saigon”, hội đồng thành phố bầu 8-3 bát bỏ danh xưng đó.



Đến lúc các nghị viên bàn cải với nhau về việc bầu chọn đồng thời cũng để dân chúng nghe, đa số các người hiện diện bắt đầu rời khỏi phòng họp và cất tiếng phản đối (booing) khi họ biết rằng cuộc bầu bán đã được sắp xếp trước.

Giảo sư Nguyễn Xuân Vinh, một khuôn mặt nổi tiếng của cộng đồng và là một nhà toán học nổi tiếng thế giới về ngành qũy đạo không gian cũng bỏ về theo đám đông.



Giám sát viên quận hạt Santa Clara, ông Pete Mc Hugh ở nán lại gần cuối vá trong lúc ra về ông ấy đập mạnh cuốn sổ ghi chép của ông để bày tỏ sự bất mãn về tiến trình xảy xa.

Vì không có lý do chánh đáng để bát bỏ tên “Little Saigon”, phần đông các nghị viên chống đối đưa ra lập luận rằng vì đó là quyết định của nghị viên Madison và vì cộng đồng đã bầu cho bà ấy và bà là đại diện công đồng nên họ theo đề nghị và quyết định của bà nầy.

Nghị viên Sam Liccardo nói dông dài về các vấn đề như cộng đồng đã thiếu sự tôn trọng đối với nghị viên Madison và ông sẽ ủng hộ bà ấy về quyết định “can đảm” của bà. Phó thị trưởng Dave Cortese phát biểu rằng “... rút cuộc vùng này cũng sẽ do cộng đồng nói đến như là “Little Saigon” như cộng đồng muốn gọi nhưng thành phố phải chọn cho vùng một danh xưng chánh thức trong thời gian này....”


Nghị viên Pete Constant đặt vấn đề lý lẽ về quyết định là danh xưng phải từ cộng đồng chọn chứ hội đồng thành phổ không thể áp đặt. Ông ta bảo rằng ông rất bất bình khi tên được chọn lại là tên đứng cuối cùng trong cuộc thăm dò của thành phố. Nghị viên Pierluigi Oliverio không thể hiểu được tại sao thành phố phải chi phí cho các cờ hiệu và bảng tên cho một danh xưng mà cộng đồng không muốn. Ông ta cũng nêu lên thắc mắc là thành phố đã chi phí để làm cuộc thăm dò rồi sau đó chẳng quan tâm đến kết qủa. Nghị viên Kansen Chu nói rằng thăm dò chánh thức của thành phố, các thăm dò độc lập của báo Mercury News và của văn phòng ông đều cho thấy tuyệt đại đa số dân chúng muốn “Little Saigon”.



Nghị viên Madison Nguyen trong một cuộc phỏng vấn ngày hôm sau trên đài truyền hình Vietnam Liberty News khi được hỏi bà ấy nghĩ thế nào về số người đông đảo và quyết định dân chủ hay không? Bà ta trả lời: “ Tôi đại diện cho mọi người trong khu vực 7, những người ra thành phố đêm qua có qúa nhiều thời giờ rảnh rổi và có chủ đích trước về buổi họp của thành phố. Còn những người có 2-3 công việc và không tham dự được tối qua thì sao?”

Đó là những gì đã xảy ra và tại sao danh xưng “Little Saigon” đã thu hút cảm tình thật nồng hậu của dân chúng và hiện nay xáy ra sự việc kêu gọi ủng hộ bãi nhiệm người nghị viên gốc Việt đầu tiên trong hội đồng thành phố cũng do chính cộng đồng Việt lên,



Vietnam Town và một số người họ Nguyễn.



Cộng đồng bắt đầu chú ý khi một bài viết dăng tải trong báo San Jose Business Journal vào tháng 3 năm 2007 của Timothy Roberts—“các nhóm muốn đặt tên Vietnam Town”, nêu lên sự kiện là Madison Nguyen đã sắp xếp trước cho một cuộc gặp gở giửa Paul Krutko, nhân viên trưởng về vấn đề phát triển của thành phố San Jose, và Jimmy Nguyen (một quản trị viên phụ trách về dịch vụ của ấn bản tiếng Việt thuộc tờ Mercury News nay đã đóng cửa và cũng là một người mà cộng đồng Việt biết đến là kẽ đã móc nối trong việc kết nghiã chị em giữa hai thành phố San Francisco và Hồ Chí Minh) để chỉ định khu vực là Vietnam Town.

Sáng kiến chi định một khu thương mãi Việt Nam là “Little Saigon” thật sự là một lời hứa hẹn tranh cử vào năm 2004 trong khu vực 7. Vào năm 2005 sau khi Terry Gregory phải từ nhiệm, Madison Nguyễn cũng dùng đề tài này trong khi tranh cử với Linda Nguyễn.

Vào ngày 5 tháng 6 năm 2007, hội đồng thành phố với sự yêu cầu của Madison Nguyen, đã bầu cho phép đặt tên khu vực với một cái tên tiếng Việt. Để làm sáng tỏ vấn đề, ông Tiên Nguyễn, chủ tịch Ban Đại Diện Cộng Đồng Người Việt Bắc California, hỏi lại nghị viên Madison về việc bầu chọn vừa xảy ra. Bà ấy cho biết là hội đồng thành phố đã quyết định đặt tên khu vực là Vietnam Business District (Khu Thương Mãi Việt Nam).

Ông chủ tịch ban đại diện muốn Bà Nguyen tái xác định lần nưã và nêu lên câu hỏi tại sao không là Little Saigon mà là Vietnam Business District. Nghị viên Madison trả lời là đã qúa muộn vì cộng đồng chưa bao giờ lên tiếng.

Ông Tiên Nguyễn, một người đã ngọai lục tuần đã từng là nạn nhân của sự tàn bạo nhất bởi chế độ cộng sản và mặc dầu vậy vẫn còn sống sót. Ông cũng là một trong những người đã ủng hộ Madison trong cuộc tranh cử với Linda Nguyễn năm 2005. Tổ chức của ông năng động và có hệ thống nhất trong số khoảng hơn 12 nhóm tham gia các sinh hoạt chính trị ( Có một số nhóm đôi khi chỉ có 5 thành viên). Trụ sở của tổ chức ông nằm trong khu vực 7 và hiện nay ông đang phải đối diện với một sự việc có thể tạo sự đoàn kết của cộng đồng hoặc chia rẽ trầm trọng. Trường hợp này còn tệ hơn vụ tranh cử giưã Hon Liên và Bryan Đỗ vào tháng 3 vừa qua.

Điều làm cho ông ấy cùng các cộng tác viên thân cận nhất của ông hết sức khó chịu là chỉ thời gian ngắn sau khi có quyết định thành phố, một cơ quan truyền thông của nhà nước cộng sản đã đưa lên hàng tít lớn với nội dung hội đồng thành phố San José đã chấp thuận danh xưng Khu Thương Mãi Việt Nam (Vietnam Business District) [Điều này cũng được ký giả Erin Sherbert của báo Metro đề cập đến trong bài viết với tựa đề “ Sức mạnh của một thế hệ mới” với hình của Madison ở trang bià].



Madison Nguyen đã xin ông ấy ủng hộ trong cuộc tranh cử với Linda Nguyen. Mặc dầu vậy từ khi bà ta vào ghế nghị viên, tổ chức của ông Tiên Nguyễn đã xung đột với bà Madison.

NV Madison phải xuống nước trong dự án thành lập trung tâm sinh hoạt cộng đồng cho người Việt. Cộng đồng lên tiếng phản đối mạnh mẽ khi NV Madison tự ý quyết định những ai sẽ ở trong hội đồng thiết lập và điều kành trung tâm mà không tham khảo với cộng đồng. Lần đụng độ thứ hai với hội của ông (Ban Đại Diện Cộng Đồng Bắc Cali) là cuộc tranh cử thị trưởng trong lúc NV Madison ủng hộ Cindy Chavez và bà ấy đã thất bại tại khu vực 7 trong kỳ bầu sơ bộ, cũng như chung kết. Trong một lần NV Madison tổ chức để kêu gọi những người ủng hộ tham gia mà bà Chavez là khách mời chính, chỉ có 20 người đến dự kể cả bà Chavez các nhân viên văn phòng NV Madison và vài cá nhân từ ban tranh cử của Chuck Reed đến để quan sát tình hình.



Ông Tiên Nguyễn và tổ chức của ông bắt đầu áp lực NV Madison và họ quyết tâm chống lại danh xưng Khu Thưong Mãi Việt Nam đặt cho vùng đó. Các cơ quan truyền thông người Việt nhận thấy sự bất ổn và bắt đầu liên kết dự án phát triễn một khu thương mãi mới trên đường Story, Vietnam Town (Phố Việt Nam), với danh xưng Khu Thương Mãi Việt Nam.



Một số tờ báo phổ biến sự việc về NV Madison và chủ nhân phát triển khu Phố Việt Nam ( Vietnam Town) đã hoạch định trước vụ đặt tên này cùng với các ông Sonny Nguyen và Jimmy Nguyen như là các cá nhân đứng đầu mặt nổi. Luật sư Tâm Nguyễn và tờ báo của ông là Saigon-USA đã viết nhiều bài lôi ra ánh sáng chủ mưu này.



Tin đồn đãi và chủ trương chống Cộng



Từ ngoài nhìn vô muốn thấu hiểu về chủ trương chính trị của cộng đồng người Việt là một vấn đề không đơn giản. Hàng tuần họ luôn có những sinh hoạt của cộng đồng. Hết hội này đến hội khác tổ chức gây qũy cho nhiều mục tiêu khác nhau. Đối với một cộng đồng khoảng 100,000 người (căn cứ theo thống kê năm 2006) với khoảng 8,000 cơ sở thương mãi đủ mọi tầm vóc, đây là một cộng dồng thiểu số sinh động nhất tại thành phố San Jose.



Trong hai cuộc bầu cử gần nhất họ đã chứng tỏ rằng họ là một khối cử tri hễ ngã về ứng viên nào thì sẽ quyết định sự thắng bại, nhất là trong các cuộc bầu cử sơ bộ. Các cơ quan ngôn luận dòng chímh từ từ nhận thấy điều này sau khi việc cộng đồng dồn phiếu cho ông Chuck Reed (phần đông dưới hình thức bầu khiếm diện) đã giúp cho ông ta thắng trội hơn các ứng viên dư luận cho rằng đáng ngại như Cindy Chavez và Dave Cortese. Tại khu vực 4, cả hai ứng viên Kansen Chu và Hon Lien đều phải trông cậy vào họ để thắng trong vòng chung kết.



Trong cuộc tranh cử chức vụ gíam sát viên quận hạt của Orange County, các phiếu bầu khiếm diện đã chiếm 88% tổng số phiếu bầu thì cộng đồng người Việt đã chiếm 47% của tổng số phiếu bầu khiếm diện. Điều làm cộng đồng điạ phương ngạc nhiên là hai ứng viên người Việt thuộc đảng Cộng Hòa về đầu và nhì trong một khu vực đa số cử tri thuộc đảng Dân Chủ, cũng như vưà gốc da trắng và Mễ. Hai ứng viên khác với quỹ tranh cử thật lớn --một ứng viên gốc Mễ là đương nhiệm nghị viên thành phố và một ứng viên gốc da trắng nổi tiếng về hạng ba và tư cách xa hai ứng viên gốc Việt.



Không như các sắc dân thiểu số khác, những người tham gia tích cực vào tiến trình chính trị là những người có lợi tức thấp. Họ là những người làm các công việc trả lương thấp và có khuynh hướng mở thêm các cơ sở thương mãi nhỏ để kiếm thêm lợi tức. Họ ở trong các khu nhà dành cho người có lợi tức thấp hoặc chung sống 2 hoặc 3 gia đình trong một căn nhà 3, 4 phòng ngũ để tiết kiệm tiền bạc. Tuy vậy họ rất năng động về chính trị, đắc biệt là các vấn đề tranh đấu chống cộng sản. Họ theo gỉỏi báo chí thật sát. Có khoảng một tá tờ báo Việt ngữ và khoảng hai tá chương trình trên các đài phát thanh đang phục vu cộng đồng 100,000 người này. Và các vấn đề chống động luôn tạo sư chú ý của cộng đồng.



Little Saigon (Saigòn Nhỏ), tương tự như Cờ Vàng Tự Do là biểu tượng cho tinh thần chống cộng mạnh mẽ đối với chế độ độc tài này. Chính quyền cộng sản đã xóa tên Saigon trên bản đồ ngày đầu tiên họ chiếm miền Nam Việt Nam.

Các mẫu chuyện nưã dựa trên tin đồn nưã dựa trên sự thật đã chuyền quanh cộng đồng về sự phát triển Khu Phố Việt Nam (Vietnam Town) đang bị trở ngại kể từ đầu năm đến nay. Không ngân hàng nào muốn tài trợ vì dự án không có nhiều vốn khởi thủy (equity). Chủ nhân đầu tư dự án (Công ty trách nhiệm hữu hạn TWN) phải qua Tàu Cộng và về cộng sản Việt Nam để kêu gọi thêm một số tiền đầu tư lên đên 60 triệu đô la để hoàn tất dự án. Để hấp dẩn các nhà đầu tư từ Việt Nam, chủ nhân dự án muốn đạt tên khu vực thương mãi là Vietnam Town (Phố Việt Nam) thay vì Little Saigon sẽ làm cho các nhà đầu tư từ Việt Nam cảm thấy không hài lòng. Chủ nhân dự án này đã nói với NV Madison rằng ông ta sẽ trả tiền chi phí cho các bảng và cờ hiệu từ tiền túi của ông. Cả hai người đều rất tự tin là tên Vietnam Town sẽ đuợc thông qua (bởi hội đồng thành phố) nên chủ nhân dự án đã đặt làm hai bảng hiệu. Cộng đồng hiện đang có bản sao của bản vẽ do công ty bảng hiệu phát họa.

Dù trong tình huống nào thì đây là sự việc đã làm bừng cháy ngọn lửa chống cộng trong cộng đồng vốn thù ghét cộng sản này. Trong khía cạnh chỉ chuyên về thương mãi, ký gỉả Shannon Simonson đã viết một bài trong báo San Jose Business dưới đề tựa “ Dự án khu buôn bán lẽ đang bị đình trệ tại vùng Đông San Jose” (Retail Plan Stalled in East San Jose) và đã phỏng vấn NV Madison về vấn đề này.

Lần đụng độ thứ nhất



NV Madison biết rằng bà ta đang ở trong một cuộc chiến và tên Vietnam Town có vẽ khó nuốt. Bà ta mời cộng đồng họp ở thư viện Tully vào giữa tháng 8 và hy vọng có thể làm sáng tỏ vấn đề. Buổi họp với thành phố được gởi ra với đề mục là “Để bàn về cách thức vẽ các báng và cờ hiệu cho Khu Thương Mãi Việt Nam”.

Bà Madison đã sắp xếp để có sự hiện diện của 5 nhân viên cảnh sát tại buổi họp. Có 3 người dến và họ đứng trước cửa ra vào của phòng họp. Có khỏang 150 đến tham dự và việc đầu tiên là họ nêu lên câu hỏi rằng có phải tên Vietnam Town đã được hội đồng thành phố lựa chọn vào đầ tháng Sáu? Nhiều cơ quan báo chí Việt Mỹ đã đến thu hình và lấy tin tức. NV Madison trả lời một cách ởm ờ và khi hỏi tới lần thư ba thì Bà ta mới nói thẳng rằng: “Chưa, danh xưng chưa được quyết định.”

Đám đông lúc đó ầm ì phản đối; “ Tại sao bà nói láo với chúng tôi?”, “Sao bà không nói rõ ràng sự thật?” .



Trong phần phát biểu ý kiên, đám đông bắt đầu phát biểu tại sao tên “Little Saigon” quan trọng đối với họ. NV Madison đứng ở đàng sau phòng họp tỏ vẽ không kiên nhẫn để lắng nghe những người phát biểu mà đa số là các vị cao niên dùng các lời Việt ngữ dài dòng và bà ta không hiểu hết được. Khi cuộc họp sắp sữa chấm dứt, NV Madison bất thình lình tiến lên bục phát biểu và nói bằng một giọng điệu tỏ vẽ đầy uy lực. Một trong những người trước đây đã ủng hộ bà ấy sau dó thở dài: “Bà ta đúng là muốn cho cộng đồng biết ai là người có toàn quyền hôm naỵ”



Sau đây là bản chuyển lại các lời NV Madison phát biểu theo đúng từng chữ một:

”Tối nay chúng ta nghe rất nhiều về tên Little Saigon. Và tên đó cũng tốt, chúng ta không phản đối tên đó, chưa ai chống lại ttên đó, tôi không phản đối tên đó. Nhưng qúi vị cần phải biết thủ tục sẽ xảy ra sau buổi hội thảo hôm nay. Đúng không? Khi chúng ta đề nghị một khu thương mãi tại đây, trong thành phố San Jose , chúng ta có một tiến trình chúng ta phải đi qua. Những người đang làm thương mãi trên đường Story ngay giờ phút này, các kẻ buôn bán, và những cư dân sống trong vòng một ngàn bộ (300 mét) từ vùng này, ý kiến của họ sẽ có ảnh hưởng lớn nhất đối với tên sẽ là thế nào. Băy giờ, nếu ngay như tất cả qúi vị, chúng ta hãy nóii một trăm phần tất cả qúi vị kể cả chính tôi, thích cái tên Little Saigon . Đúng không? Nhưng vì chúng ta không ở đó, chúng ta ở xa cách 3 hay 4 dặm, ý kiến của chúng ta sẽ không tạo nên một sự khác biệt bao nhiêu. Tôi muốn rất thành thật với qúi vị để qúi vị khỏi ngạc nhiên khi thấy tiến trình sẽ xảy ra như thế nào, và kết qủa sẽ ra sao. Do đó , trong hai tháng tới, công việc chúng tôi sẽ thực hiện là chúng tôi sẽ tham khảo ý kiến trong vùng một lần nữa, chuyền ra các tên đã được đề nghị hôm nay, và trong các tuần lễ sắp tới, chúng tôi sẽ thu thập ý kiến của các cơ sở thương mãi trên đường Story để biết là những tên gì. Giả sử chúng tôi có đươc 4 cái tên Vietnamese Business District ( Khu thương mãi Việt Nam), Vietnamese American Business District (Khu thương mãi của người Mỹ gốc Việt), Little Saigon, Saigon Town . Lúc đó chúng tôi sẽ lấy 4 tên này và chuyển ra cho các người buôn bán mà dự án sẽ ảnh hưởng họ. Có nghiã rằng những người buôn bán và những người đang sống quanh vùng sẽ được tham gia bầu chọn. Và rằng sau rốt, chúng ta đang sống trong một xã hội dân chủ. Mọi người đều có tiếng nói, chúng ta có tự do ngôn luận, đó là lý do tại sao chúng ta đến Hoa Kỳ. là để có

được quyền tự do ngôn luận đó. Vì vậy mà các người này sẽ cho chúng ta cái tên. Kẻ nào có nhiều phiếu bầu nhất, đó là (tên) được hội đồng thành phố cứu xét. Đó là phương cách công bằng nhất mà chúng tôi dựa vào để đạt tới giải pháp. Do đó mà tôi chỉ muốn rất, rất là thành thật với qúi vị, và đây có thể là cơ hội duy nhất mà tôi có để giải thích với qúi vị tiến trình sẽ xảy ra như thế nào”.



Sau khi NV Madison phát biểu đám đông bắt đầu ầm ỉ phản đối và nhiều người la lên “Bãi nhiệm Madison”. Lý do chính không phải nội dung của lời bà ấy phát biểu mà giọng trịch thượng, thái độ bất kính và cử chỉ của bà ta làm cho cộng dồng cảm thấy tổn thương và bị coi thuờng. Hai vị cao niên tiến lại gần NV Madison khi bà ấy tiến ra khỏi bục nói chuyện và nói vào mặt bà rằng đừng tự cao tự đại qúa đáng, chúng tôi sẽ ký thỉnh nguyện bãi nhiệm bà. NV Madison không trả lời và chạy bay đến cạnh ba nhân viên cảnh sát ở gần cửa và sau đó rời khỏi khu vực.

New Saigon và Little Saigon



Sự kiêu hãnh của NV Madison bị thiệt hại nặng nhưng bà cảm thấy bà nên xoa dịu các sự việc xảy ra. Bà ta phái một cá nhân đã từng ủng hộ bà mà bà tin tưởng đến tiếp xúc với cộng đồng để thăm dò dư luận. Nếu NV Madison đồng thuận với tên Little Saigon thì mọi việc có êm xuôi không? Câu trả lời từ phía cộng đồng là họ muốn gặp gở NV Madison riêng với cộng đồng để thảo luận và người đứng giưã để chứng kiến việc thảo luận này là chủ nhiệm một tờ báo Việt ngữ trong vùng Vịnh. NV Madison không phúc đáp lại đề nghị này.



Bà ấy chỉ thị cho cơ quan tái thiết thành phố (RDA) gởi ra các tham khảo ý kiến với 7 tên khác nhau cho các cơ sở thương mãi và cư dân ở trong vùng 1000 bộ quanh đó. Tổng số 1336 bản thăm dò được gởi ra và hạn tối đa phải trả lời là trước cuối tháng 9.

Cùng một lúc bác sĩ Ngãi Nguyễn, một người sinh hoạt trong cộng đồng và là một người tích cực ủnh hộ Madison Nguyen, tập hợp một nhóm người ửng hộ cho tên New Saigon Business District (Khu thhương mãi Sàigòn Mới). Ông tụ tập được 15 hội trưởng của 15 hội trong cộng đồng và họ gởi ra một bức thư cho thị trưởng Reed để ủng hộ cho tên New Saigon.

Trong tháng 9, theo lời của ông Richard de la Rosa, hội trưởng hội thương gia trên đường Story Rd (Story Road Business Association), NV Madison tham dự một buổi họp của hội và trong đó có nghị trình bàn đến việc đặt tên cho khu vực. Hai hội viên của hội cũng vừa là cựu chiến binh trong cuộc chiến Việt Nam phản đối việc đặt tên Vietnam Town hoặc Vietnam Business District. Hội quyết định bất cứ tên nào được chọn phải có chữ Saigon trong đó. Một hội viên nói lại rằng NV Madison cho biết là đã có một Little Saigon ở Nam California.



Thật ra Richard de la Rosa và hội của ông không thuộc về thành phần nhận các bản thăm dò ý kiến. Tuy nhiên vì ông nằm trong ban qủan trị của Phòng Thương Mãi người Mễ nên được ông Dennis King, người gíam đốc điều hành của phòng thương mãi, tham khảo ý kiến về vấn đề danh xưng. Ý định của ông King là muốn ủng hộ việc đặt một tên tiếng Việt cho khu vực và muốn cho công chúng biết công khai ý kiến của cả hai tổ chức, hội thương gia Strory Road và phòng thương mãi người Mễ. Họ gởi thư đến hội đồng thành phố ủng hộ cho danh xưng “New Saigon Business Distrct” (Khu thương mãi Sàigòn Mới).



Ông Tiên Nguyễn và ủy ban Little Saigon đã thu thập hơn 2,000 chữ ký và đi gõ cửa từng nhà ở trong khu vực đệ xin ủng hộ tên Little Saigon sau khi các thư thăm dò ý kiến được gởi ra. Họ cũng tổ chức buổi họp cộng đồng ủng hộ cho tên Little Saigon tại trường Yerba Buena có khảng 500 người tham dự.


Các cuộc thăm dò độc lập khác được thực hiện bởi báo Mercury News và các chương trình phát thanh. Văn phòng nghị viên Kansen Chu đã gọi điện thoại cho 350 cư dân trong khu vực 4 để hỏi ý kiến.

Tất cả mọi cuộc thăm dò đều cho thấy tên Little Saigon vượt xa 6 tên kia.



Nhóm của ông Tiên Nguyễn gặp gỡ nhiều lần với thị trưởng, phó thị trưởng, và các nghị viên với hy vọng họ sẽ bầu cho tên Little Saigon. Họ soạn một tập hồ sơ để cho các nghị viên tham khảo gồm các bản thăm dò và thư ủng hộ từ khắp nơi trên Hoa Kỳ gởi về. Ngoại trừ ông thị trưởng, hầu hư tất cả các nghị viên khác được tiếp xúc nói trên nguyên tắc họ sẽ ủng hộ tên Little Saigon.

Vào tuần lễ đầu toên của tháng 10, kết qủa thăm dò chính thức của thành phố được công bố và Little Saigon là danh xưng các người trong khu vực thương mãi chọn lựa. Tên New Saigon về hạng 6 và tên Saigon Business District đứng hạng chót với chỉ 4 phiếu.



Lần đối đầu thứ nhì



Vào khoảng cuối tháng 10, tin tức được tiết lộ ở lầu 18 của toà thị chính (nơi đặt văn phòng thị trưởng và các nghị viên) là một số nghị viên đã đồng ý ký vào một bản tóm lược (memo) ủng hộ cho một danh xưng “thỏa hiệp”. Ngoại trừ các nghị viên ký tên vào bản tóm lược, không ai biết cái tên thoạ hiệp đó là gì.


NV Madison Nguyen ứng biến với tình hình một cách tài tình bằng cách mô tả cho một số nghị viên rằng đây là một vấn đề mà họ chỉ có lợi khi chấp nhận một sự tương nhượng. Bà ấy còn hướng dẫn nghị viên Sam Liccardo nghĩ một cách sai lạc rằng bà ta bị tấn công một cách phi lý bởi một nhóm thiểu số trong khi bà đóng vai trò hoà giải các khuynh hướng khác nhau trong cộng đồng.



Hai tuần lễ trước khi có cuộc bầu cử của hội đồng thành phố, lại có nguồn tin tiết lộ rằng ông phó thị trưởng sẽ ký vào “memo” này và không ủng hộ Little Saigon.

Sự việc này làm cộng đồng không kém ngạc nhiên vì cả hai người này đã biểu lộ sự ủng hộ của họ đối với tên Little Saigon. Các nhân viên văn phòng ông Cortese hiểu rõ các vấn đề của cộng đồng và biết rằng ông xếp của họ đã tính tóan kỹ càng trước khi uyết định; sau rốt thì đây là một vấn đề của khu vực 7 và hội đoàn của ông Tiên Nguyễn và những người ủng hộ ông thuộc về khu vực 7 và 4. Cộng đồng đã đoán lầm NV Sam Liccardo vì họ nghĩ rằng ông ta sẽ căn cứ trên ý kiến của dân chúng để quyết định các vấn đề tế nhị như thế này.

Nhóm của ông Tiên Nguyễn ngại rằng hồ sơ đệ nạp có thể chưa được cứu xét bởi hội đòng thành phố trong lần đầu tiên. Ông nạp lại lần nưã cho tất cả các nghị viên thay vì chỉ có 7 nghị viên mà nhóm ông đặt trọng tâm vì nghĩ rằng họ sê ủng hộ.



Họ gặp gỡ NV Sam Liccardo một lần nưã vào chiều ngày 14 tháng 11 và xin ông tái cứu xét sự ủng hộ vì ông đã cho biết sự đồng ý của ông mới tháng trước đây. Ông làm ra vẽ chú tâm nghe và nói với họ rằng ông không nhận được hoặc đọc qua hồ sơ về Little Saigon. Nhưng thật tế là ông ta đã ký tên vào “memo” và ông không có ý rút lại quyết định. Để tránh không khí căng thắng, ông còn nói đùa với họ rằng hội đồng đã quyết định đặt tên là Free Saigon (Sài gòn Giải Phóng). Không ai có mặt hôm đó cho là chuyện đùa giỡn.



Sáng ngày 15 tháng 11 lúc 9 giờ rưỡi trước nhà lồng kiếng, thị trượng, phó thị trưởng và các nghị viên Judy Chirco, Madison Nguyen, và Sam Liccardo loan báo rằng thành phố đã quyết định cho danh xưng Saigon Business District và tên này sẽ đưa ra để toàn thể hội đồng bầu chọn.

Buổi họp báo được thông báo chỉ 24 giờ trước đó, tuy vậy đã có hơn 100 người ủng hộ tên Little Saigon tham dự buổi họp báo. Mọi người đều hô lớn Little Saigon. Một bà cụ cao niên với dáng người nhỏ bé đã tiến lại NV Madison và quẳng lại chiếc áo T-shirt mang dấu hiệu: Ủng hộ Madison Nguyễn cho nghị viên thành phố.



Một phụ nữ khác vào tuổi trung niên đên gần ông Sam Liccardo, kéo cánh tay ông và nói: “Madison thân cộng”. Ông ta vội trả lời: “Không! Không!”.



Thị trưởng Chuck Reed mời nhóm của ông Tiên Nguyễn gặp ở văn phòng ông vào buổi chiều cùng ngày để nghe phản ứng. Ông thị trưởng tỏ vẽ nhã nhặn nhưng muốn cho cộng đồng biết ông đã nhất định lập trường. Ông ta nói với họ là những người muốn tên Little Saigon không phải đa số. Ông ta nhận được hàng ngàn đòi hỏi đặt nhũng tên khác ngoài Little Saigon. Đây là một thỏa hiệp tốt nhất cho công đồng. Phóng viên báo Mercury News phát hành trong ngày cáo buộc nhóm của ông Tiên Nguyễn to miệng nhưng là thiểu số không đại diện đa số trong cộng đồng.



Một tính toán chính trị



Biết đang ở trong tình trạng bất lợi, nhóm của ông Tiên họp lần cuối vào đêm thứ Hai trước ngày thứ Ba hội dồng thành phố sẽ họp để hoạch địch chiến thuật. Họ bàn thảo sôi nổi xem có nên thử vận động để đình hỏan việc bầu chọn của hôi đồng thành phố không. Có ba nghị viên đã gọi cho biết là họ không đủ số phiếu để thắng cho Little Saigon.



Mặc dầu họ đã hỏi ý kiến qua điện thoại của một số nghị viên xem có những điều có thể làm khác không, cuôi cùng họ quyết định không tìm cách trì hoản việc bầu phiếu. Các công việc đã được sắp xếp như đón giám sat viên quận hạt Orange County Janet Nguyễn và nghị viên thành phố Westminster Andy Quach từ phi trường. Cả hai vị này đáp máy bay từ Nam Cali lên để phát biểu ủng hộ cho Little Saigon. Nước uống và một ít đồ ăn đã được mua để cho những người đi làm về sớm để tham dự buổi họp thành phố có thể sử dụng.

Các vấn đề an ninh được giao cho một số thanh niên trẻ nói thạo Anh ngữ. Họ tiên đoán sẽ có rất đông người tham dự theo phản ứng của các đông hương trên các chương trình phát thanh và tù các báo chí. Năm cá nhân đã ký tên vào thỉnh nguyện thư cho tên “New Saigon” cũng dự định tên phát biểu tại buổi họp hội đồng thành phố vì họ nhận thấy đã bị bác sĩ Ngãi lừa dối và nay họ muốn ủng hộ cho tên “Little Saigon”.



NV Madison biết rằng bà ta dã đủ số phiếu để thắng vì các NV Nora Campos và Nancy Pyle sẽ bầu theo bà. Bà đã nói riêng cho Bác sĩ Ngãi biết rằng sẽ có 10-1 phiếu chống Little Saigon.



Bà ta liên lạc với tổ chức nghiệp đoàn để họ vận động người lên phát biểu ủng hộ cho tên Saigon Business District (SBD). NV Madison cũng gọi cho nghị viên thành phố Santa Cruz Tony Madrigall nói ủng hộ cho SBD. Bác sĩ Ngãi Nguyễn cùng với Bữu Thái, hội viên hội đồng học khu Franklin McKinley và Lân Nguyễn, hội viên hội đồng học khu East Side Union lên kêu gọi dân chúng trên chương trình phát thanh ủng hộ cho “New Saigon”

Tổng kết có khoảng ít hơn một tá cá nhân phát biểu trước hội đồng thành phổ ủng hộ cho New Saigon hoặc Saigon Business District.



Chính sách tốt là chính trị tốt



Trong một cuộc thăm dò đang tiến hành của báo Mercury News, hơn 95% số người tham dự (khoảng 5,000 người) nghĩ rằng hội đồng thành phố quyết định sai lầm. Báo Metro bình luận thành phố tiến hành cuộc thăm dò ý kiến làm gì để rồi sau đó hội đông thành phố lại bầu chọn cho một danh xưng đứng hạng chót trong bản thăm dò.

Trên phương diện chính trị hội đồng thành phố đã có ý tốt khi nhìn nhận sự đóng góp của cộng đồng người Việt nhưng chính sách được thi hành thì dân chúng đều cho rằng thiếu sự thông hiểu vấn đề và trong một số trường hợp căn cứ trên những dữ kiện sai lạc. Và con đường dẩn đến các xung đột chính trị nghiêm trọng thường do các ý tưởng sai lạc lại được hướng dẫn như là các chính sách tôt.



Một cách tổng quát, cộng đồng người Mỹ gốc Việt bất mãn vì cách thức làm việc và sự không trong sáng của NV Madison Nguyen. Họ cảm nhận được là bà ta có những lịch trình cá nhân muốn che dấu. Thư từ từ khắp thế giới đỗ về ủng hộ Little Saigon. Nhiều người gọi vào các chương trình phát thanh và viết trên báo chí đòi hỏi NV Madison phải có lời xin lổi dân chúng về việc mạ lỵ những người đã tham dự phiên họp thành phố là những kẻ rãnh rổi, dư nhiều thời giờ.

Sự việc trở thành một vấn đề giưã cá nhân NV Madison Nguyễn và cộng đồng trong khu vực 7. Cộng đồng thuộc khu vực 7 nhận thấy rõ ràng rằng thay vì nên tiếp xúc với các vị lãnh đạo cộng đồng qua những cuộc gặp gỡ riêng để giải quyết vân đề từ lúc đầu thì bà ấy chọn lựa công khai thách đố họ trên các diễn đàn công cộng như là phương cách trừng phạt họ và làm cho họ bị tổn thương. Họ nhìn vào bà ta như một khuôn mặt gây chia rẽ cộng đồng. Đây là đìều không may mắn nhưng đây là một cảm nhận của cộng đồng mặc dầu các ủng hộ viên của bà ta đang kêu gọi cộng đồng bỏ qua và nên tiến tới cũng như chấp nhận kết qủa vừa rôi của hội đồng thành phố và đừng chia rẽ cộng đồng thêm.




Trong thâm tâm họ, những người ủng hộ NV Madison cảm thấy rằng là một lãnh tụ chính trị và một vị dân cử, chỉ là diều thông thường hợp lý cho bà Madison nên tiếp xúc công khai với cư dân khu vực bà để làm hòa với họ. Nhưng không, bà ta nhất định chọn lựa tiếp tục cuộc chiến và gây chia rẽ thêm. Trong lúc bài này được viết ra, Vic Aljouny, vị cố vấn tối cao và ánh hưởng lớn trong cuộc tranh cử của ông Chuck Reed đang kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị dòng chính và các vị dân cử trong vùng đứng về phiá Madison Nguyễn và chống lại việc bãi nhiệm bà ấy. Và mọi người đều nhìn thấy rằng một “tay súng mướn” cở tầm vóc như Vic Aljouny sẽ không tham gia nếu vấn đề không phải là trầm trọng. Đây chỉ mới là khởi đầu của một đề tài chính trị còn kéo dài đưa đẩy cộng đồng điạ phương tới những tình huống mới lạ.



*John Vu cho tới thời gian gần đây là nhân viên phân tích chính sách cho hội đồng thành phố San Jose.