Thứ Năm, ngày 26 tháng 3 năm 2009
Hãy cùng nhau chia sẻ trách nhiệm để cộng đồng vững mạnh• Đặng thiên Sơn
Hãy cùng nhau chia sẻ trách nhiệm để cộng đồng vững mạnh
• Đặng thiên Sơn
Với đà bang giao Hoa Kỳ và CSVN ngày nay. Với đà người Việt về thăm quê hương như hiện nay. Với tình trạng du học sinh VN mỗi ngày một đông… Có nhiều luận điệu cho rằng biểu tình chống cộng đã lỗi thời nên xóa bỏ lằn ranh Quốc - Cộng và quên dĩ vãng để hướng về tương lai. Đối với tư tưởng chủ bại này thì theo họ, con đường duy nhứt để dân chủ hóa đất nước là hợp tác, hòa giải với Việt Cộng. Trong thành phần chủ trương như vậy tại hải ngoại đó có đảng Việt Tân, đảng Nhân Dân Hành Động... tại Bắc California có cái gọi là “khối liên kết 6 chính đảng”… Để phối hợp với nhóm chủ bại vừa nói, CSVN tung ra cái gọi là nghị quyết 36. Tinh thần nghị quyết này của CSVN là muốn khống chế người Việt hải ngoại qua các phương diện Kinh tế, Chính trị, Văn Hóa, Xã hội… Để đối phó với âm mưu trên của Việt Cộng, việc kiện toàn các hệ thống cộng đồng người Việt hải ngoại trên thế giới là điều cần thiết.
Cho đến nay, sự trưởng thành về ý thức chính trị của người Việt hải ngoại là một thực tế không thể phủ nhận. Các Dân biểu, Giám sát, Nghị viên, Ủy viên người Việt Nam rải rác trên nhiều tiểu bang Hoa Kỳ trong giòng sinh hoạt chính trị đã nói lên điều này. Nhìn chung, sự thành công của từng cá nhân đều nhờ vào họ biết chọn lựa địa bàn để ra tranh cử. Địa bàn ở đây là nơi có đông đảo người Việt cư ngụ.
Với bản năng và tập quán người ta thường dành những ưu đãi về tình cảm, liên hệ xã hội cho những người cùng chủng tộc. Đây là lẽ tự nhiên không mang màu sắc kỳ thị. Thí dụ như bà Madison đắc cử nghị viên khu vực 7 vào năm 2005 nhờ bà là người Việt nên được đa số cử tri người Việt bỏ phiếu ủng hộ. Như ở Orange County, Santa Ana có dân biểu Trần thái Văn; ở Houton, Texas có dân biểu Võ; ở Louissana có dân biểu Cao mọi người đắc cử đều có đông đảo lá phiếu của cử tri VN dành cho.
Theo tâm lý chung, đặc biệt là đối với các sắc dân thiểu số đang sống tại Hoa Kỳ, khi người ta bỏ phiếu bầu cho một người nào đó thông thường là vì cảm tính, cảm tình, chủng tộc trước rồi mới nghĩ tới chuyện người đó có tài và có đức sau. Trường hợp TNS. Obama đắc cử TT. là một thí dụ điển hình. Ông Obama đắc cử nhờ trên 90% người da đen bỏ phiếu ủng hộ khi con số da den trên toàn quốc Hoa kỳ chiếm 30% không phải là con số nhỏ. Thêm vào đó, sự ăn nói khéo léo của ông ta đã thuyết phục được khá đông phiếu cử tri của các sắc dân khác.
Nghị viên, Dân biểu, Thượng nghị sĩ không phải là một chức vụ hành chánh nên không thể gọi là người của chính quyền. Họ không phải là thành phần có địa vị cao trong xã hội. Vai trò của Nghị viên, Dân biểu, Thượng nghị sĩ chỉ là gạch nối giữa dân với chính quyền các cấp từ địa phương đến trung ương. Nghị viên là gạch nối từ khu vực lên thành phố, Dân biểu, Nghị sĩ từ thành phố lên tiểu bang. Dân biểu liên bang, Thượng nghị sĩ từ tiểu bang lên toàn quốc.
Với tư cách là đại diện dân, nhiệm vụ của nghị viên là đạo đạt những nguyện vọng chính đáng của người dân lên chính quyền địa phương. Trách nhiệm của một nghị viên rất đơn giản. Chẳng hạn như thấy trong khu vực mình làm đại diện, trường học không đủ cho học sinh so với nhu cầu, đường xá thì hư hại cần tu bổ, an ninh công cộng kém an toàn vân vân. Chức năng của họ là đề nghị lên chánh quyền để cải thiện những điều kể trên làm đời sống cư dân được tiện nghi hơn, khá hơn. Ngoài ra, nghị viên còn cùng các nghị viên các khu vực khác làm việc chung để phát triển thành phố về mọi mặt. Tương tự, với tư cách là dân biểu nhiệm vụ của họ là đệ trình những dự án từ thành phố lên tiểu bang, soạn thảo các dự luật để cải thiện dân sinh về mọi mặt. Tương tự, các Dân biểu Liên bang và Thương nghị sĩ cùng soạn thảo và biểu quyết các kế hoạch cho quốc gia. Tóm lại vai trò nào thì nhiệm vụ đó, nhưng không ra ngoài những mục tiêu chính là phát triển quốc gia, phát triển đời sống con người trên các phương diện Kinh tế, Chính Trị, Văn Hóa, Xã hội. Do đó Nghị viên, Dân biểu, Nghị sĩ không phải là cha mẹ của dân.
Là những người đại diện, ăn lương của dân, làm việc cho dân nên Nghị viên, Dân biểu, Thượng nghị sĩ không có quyền hạn để ban phát cho người dân những lợi nhuận từ nhỏ cho đến lớn. Họ không có quyền cho người dân hưởng trợ cấp xã hội, không có tư cách cấp cho người dân nhà housing, không cung cấp cho người dân việc làm và những dịch vụ khác nếu những người muốn thụ hưởng không hội đủ những điều kiện luật định. Cần phải hiểu rõ nhiệm vụ, vai trò của các vị dân cử làm gì để thấy rằng việc chọn lựa bầu ra một người đại diện xứng đáng là điều hết sức cần thiết.
Cuộc chiến không có súng đạn, không có máu đổ thịt rơi giữa những người Việt quốc gia hải ngoại và CSVN đến nay đã vượt qua thời gian 1/4 thế kỷ và đã quá phân nửa của 60 năm cuộc đời. Thời gian lâu như vậy, nhưng cho tới nay Việt Cộng vẫn chưa bỏ tham vọng “nuốt trọn” cộng đồng người Việt hải ngại. Và những người Việt quốc gia lưu vong như chúng ta vẫn chưa hoàn thành điều mong ước là phải giải trừ chế độ CS độc tài tại quê nhà. Người Việt hải ngoại đang đối diện với ý đồ đen tối của VC. Nên trong điều kiện tự do, thuận lợi thì không có lý do gì chúng ta lại để cho lá cờ máu của bọn chúng tung bay nơi quê hương thứ hai này.
Muốn đem thắng lợi về phía mình,Việt Cộng đang cài người len lỏi trong mọi sinh hoạt của người Việt quốc gia hải ngoại để làm suy yếu lực lượng này. Đặc biệt hơn, chúng đang cấy người vào các chức vụ trong chánh quyền và dân cử Hoa Kỳ.
Để đem thắng lợi về phía mình, CĐNVQG tại hải ngoại từ lâu nay đã hình thành các Ban Đại Diện cộng đồng địa phương và đang nỗ lực kết hợp trên toàn quốc Hoa Kỳ cũng như khắp nơi trên thế giới. Đây là những lá chắn để chống lại và hạn chế sự xâm nhập của kẻ thù.
Nghị quyết 36 của Việt Cộng cho rằng khối người Việt lưu vọng tại hải ngoại là một bộ phận không thể tách rời của CSVN. Nhưng tôi nghĩ: cá nhân tôi, cá nhân chị, cá nhân anh và tất cả những người vượt biên, vượt biển, những nạn nhân của chế độ bạo ngược chúng ta không thể nào là một bộ phận của CSVN cho đến ngày nhắm mắt.
Để thi hành nghị quyết 36, Cộng sản Việt Nam đang chỉ thị cho VC nằm vùng và Việt gian tìm đủ mọi cách len lỏi vào Cộng Đồng Việt Nam HN trên các phương diện Kinh tế, Văn Hoá, Chính trị và Truyền thông.
Muốn ngăn chận âm mưu đánh phá của VC, thiết nghĩ chúng ta cần phải nhận diện thành phần làm lợi cho VC đang sống trà trộn, lẫn lộn chung quanh ta đó là:
- Cán bộ VC được cài nằm vùng từ trước năm 1975: Thành phần này đa số đã lui vào bóng tối, trở thành các các bộ chỉ đạo của VC.
- Sau năm 1975 theo các ngõ vượt biên, đoàn tụ, ngoại giao, H.O: Thành phần này chiếm tỷ lệ 20% số ngươì Việt đang sống lưu vong tại hải ngoại. Cuộc sống và thái độ tiêu cực của họ là phương tiện tuyên truyền tốt của VC.
- Một lực lượng hùng hậu mới là mấy chục ngàn du học sinh. Đây là số nhân sự mà Việt Cộng đang khống chế, điều động.
Đại đa số du học sinh là những người đã được Cộng Sản Việt Nam đào tạo theo căn bản “định hướng xã hội chủ nghĩa” có đủ tiêu chuẩn “hồng và chuyên” từ lúc là thiếu nhi quàng khăn đỏ, cháu ngoan “bác Hồ” cho đến lúc tốt nghiệp trung học phổ thông. Du học sinh là thành phần được Cộng Sản Việt Nam ưu đãi nên quyền lợi của họ luôn luôn gắn chặt với quyền lợi của đảng. Do đó có thể nói họ rất trung thành với chế độ.. Sự hiện diện quá đông đảo của du học sinh VN tại nước ngoài nằm trong chiến thuật và chiến lược của Cộng Sản Việt Nam để thi hành nghị quyết 36.
Nghị quyết 36 của Việt cộng “về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” đã cho thấy sự đối đầu ý thức hệ giữa người Việt quốc gia và bạo quyền Việt Cộng đến nay chưa chấm dứt. Như vậy đã là nạn nhân cộng sản, đã là người Việt quốc gia chúng ta không cho phép Việt Cộng thao túng nơi quê hương thứ hai của những người yêu chuộng tự do làm người có nhân bản.
Việc thành lập khối cử tri người Mỹ gốc Việt tại từng địa phương từ trước tới nay không phải là ý niệm đầu tiên mới có. Nhưng xét cho cùng, những hình thức trước đây của các tổ chức liên quan đến vấn đề này đều là những việc làm “có tiếng mà không có miếng”.
Qua thông báo của Hội Đồng Bầu Cử Ban Đại Diện Cộng Đồng VN Bắc Cali về việc bầu Ban Đại Diện nhiệm kỳ thứ 5 và thông báo về việc thành lập Liên Đoàn Cử Tri người Việt Bắc Cali, thiết nghĩ chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ trách nhiệm. Đây là suy nghĩ và việc làm đứng đắn trong quyết định vận mạng chính trị của các ứng cử viên, đặc biệt là người Việt Nam trong tương lai qua kinh nghiệm đau thương về sự phản bội của cặp bài trùng Madison Nguyễn, Chuck Reed.
Hãy tham gia vào các sinh hoạt cộng đồng trong những ngày sắp tới. Việc trước mắt là sốt sắng ghi danh bầu cử Ban Đại Diện Cộng Đồng nhiệm kỳ 5 và ghi danh để trở thành thành viên của Liên Đoàn Cử Tri Người Mỹ gốc Việt tại miền Bắc Cali qua các số điện thoại sau đây:
- (408) 569-0219
- (408) 265-5757
- (408) 206-2605
* Đặng thiên Sơn (26 tháng 3 năm 2009)
http://www.vietvungvinh.com/Portal.asp?goto=VietNam/2009/20090326_01.htm
---