Wednesday, June 11, 2008

Căn bản pháp lý của Thỉnh nguyện chống Bãi nhiệm


Thứ Ba, ngày 10 tháng 6 năm 2008
Căn bản pháp lý của Thỉnh nguyện chống Bãi nhiệm
------------------------------------------------
• TS Lê Hữu Phú

Căn bản pháp lý của Thỉnh nguyện chống Bãi nhiệm

• TS Lê Hữu Phú (Ngày 9/6/ 2008)

Thời gian gần đây chúng tôi theo dõi rất sát vấn đề bãi nhiệm nghị viên Madison, một đề tài sôi bỏng tại thành phố San Jose nói chung và tại khu vực 7 của thành phố nói riêng. Ủy ban bãi nhiệm NV Madison đã được bà Lee Price, thư ký thành phố cho phép tiến hành thủ tục thu thập chữ ký cách đây khoảng 3 tuần lễ và mới đây một ủy ban chống bãi nhiệm NV Madison cũng vừa được ra đời.

Hiến chương thành phố cho phép cử tri có thể thu thập chữ ký của các cử tri để tiến hành công cuộc bãi nhiệm của một nghị viên. Như vậy vấn đề thu thập chữ ký bãi nhiệm đã có căn bản pháp lý rõ ràng. Trong khi đó hiến chương không nói đến tính cách pháp lý về vấn đề thu thập chữ ký cho một ủy ban chống bãi nhiệm. Lẽ đương nhiên đây là một xứ tự do dân chủ, phiá chống bãi nhiệm có thể thu thập chữ ký cho một thỉnh nguyện thư chống bãi nhiệm nhưng vấn đề chủ yếu là các chữ ký này chẳng có giá trị pháp lý nào cả. Nhiệm vụ của hội đồng thành phố là một khi đã có đủ chữ ký của cử tri đòi hỏi bãi nhiệm một nghị viên nào đó là thành phố đương nhiên phải thi hành hiến chương thành phố tổ chức một cuộc bầu cử đặc biệt để bãi nhịệm nghị viên đó mà không có quyền thắc mắc hay phản đối. Nếu có cử tri nào không đồng ý bãi nhiệm thì hãy dùng cuộc bầu cử đặc biệt để bầu lá phiếu của họ ủng hộ để chống bãi nhiệm. Đây là cơ hội duy nhất trên căn bản pháp lý mà các cử tri không muốn bãi nhiệm có thể cho biết ý kiến của họ.

Đã có sự hướng dẫn sai lạc dư luận rằng hễ phía chống bãi nhiệm thu thập được nhiều chữ ký hơn phiá muốn bãi nhiệm thì thành phố sẽ không tổ chức cuộc bầu cử đặc biệt để bãi nhiệm NV Madison. Đây là một âm mưu nhằm đánh lạc hướng và gây hoang mang dư luận trong cộng đồng. Đồng thời khi đưa ra nguồn tin xuyên tạc như thế cho các cử tri mà phiá chống bãi nhiệm muốn lôi kéo về phiá họ vì các cử tri này chưa được có cơ hội tiếp xúc với ủy ban bãi nhiệm và chưa thông hiểu thấu đáo nguyên nhân sâu xa và chánh đáng tại sao cần phải bãi nhiệm NV Madison, thì các cử tri này sẽ ngần ngại hơn để cho chữ ký bãi nhiệm một khi sau đó họ thấy NV Madison đáng phải bị bãi nhiệm. Vì vậy nếu có cử tri nào mặc dù đã ký tên vào thỉnh nguyện thư chống bãi nhiệm vẫn có thể ký tên vào thính nguyện muốn bãi nhiệm như thường.

Theo pháp luật, danh tánh của các cử tri ký vào thỉnh nguyện thư bãi nhiệm được giữ bí mật giống như thông thường vẫn xảy ra trong các cuộc bầu cử là không ai có thể tiết lộ cử tri nào đã bầu cho ứng cử viên nào. Sau khi kết quả được văn phòng bầu cử quận hạt tổng kết sẽ được niêm kín không ai được dả động tới nếu không có lý do chánh đáng.

Vấn đề bãi nhiệm nghị viên Madison không còn là đề tài bàn tán trong cộng đồng người Việt nữa mà đã gây sự chú ý của các cộng đồng khác. Một số không nhỏ người ngoài cộng đồng Việt Nam khi đã thông hiểu thấu đáo về tư cách và lối làm việc vì lợi ích riêng của NV Madison nay đã hiểu rằng tại sao cử tri người Việt lại không bênh vực cho một NV do cộng động Việt bầu lên mà lại muốn bãi nhiệm bà ấy. Đúng là pháp bất vị thân, cộng đồng chúng ta đã chứng tỏ cho các cộng đồng khác thấy là chúng ta không bênh vực một ai đã không đứng đắn, thất hứa, lừa đảo cử tri và làm việc cho tư lợi cá nhân và bè nhóm cho dù kẻ đó cũng cùng gốc Việt.

Trong chức vụ ủy viên cố vấn Y Tế quận hạt Santa Clara, cứ mỗi hai năm luật tiểu bang AB1234 đòi hỏi tôi phải tham dự một khóa học về sự chính trực trong khi phục vụ cho các chức vụ dân cử hay trong các ủy ban thành phố hoặc quận hạt. Có khá nhiều điều trong bài học này, vì khuôn khổ giới hạn tôi có thể nêu lên một số điểm chính như sau:

• Một cá nhân khi hành động theo tinh thần liêm chính sẽ làm hơn là những điều tối thiểu mà luật pháp đòi hỏi. Cách hành xử liêm chính là làm những gì đúng đắn không phải chỉ những gì luật pháp đòi hỏi phải làm. Và phương cách hành xử đúng theo luật pháp cũng chưa hẳn là hoàn toàn đầy đủ đúng theo tinh thần liêm chính.

• Đừng lạm dụng chức vụ công để tạo tư lợi riêng. Điều luật này rất khắt khe, ngay cả trong trường hợp các vị dân cử hoặc ủy viên dù đã hành động đúng theo như họ nghĩ là không dính đến tư lợi hoặc phe nhóm nhưng công chúng cũng vẫn có thể nghi ngờ rằng họ có hành xử đúng như thế không. Vì vậy các vị dân cử hay ủy viên các hội dồng không những phải chắc chắn là mình đã thực hiện điều đó mà còn phải có nhiệm vụ làm cho công chúng cũng có ấn tượng tốt là họ đã làm như vậy. Do đó cảm tưởng của công chúng về hành động của họ phải là yếu tố quan trọng trong các quyết định mà họ nghĩ là đúng đắn phải làm trong vai trò phục vụ công chúng. Bởi vì rằng trong tư cách là một kẻ phục vụ dân, các vị dân cử là những người phải luôn gìn giữ lòng tin cậy và tin tưởng cho các cơ quan chính quyền. Điều này làm cho tôi liên tưởng đến lời phát biểu của vị luật sư thành phố San Jose trong việc cư dân đã có cảm tưởng là thành phố đã vi phạm Brown Act khi đã đã có xảy ra việc bàn thảo và vận động trước để có da số phiếu bầu trước khi có buổi điều trần: “Tôi chưa tìm thấy bằng chứng là thành phố đã vi phạm Brown Act nhưng cảm tưởng của người dân là đủ để cho thành phố phải thu hồi lại quyết định đặt tên Saigon Business District (cho khu vực thương mãi trên đường Story Rd).” Việc này xảy ra khi nghị viên Forrest Williams lỡ lời tiết lộ là nghị viên Madison đã tiếp xúc và có yêu cầu ông ta ủng hộ từ trước.

Hiện không có bằng chứng “bắt được tay day được cánh” là nghị viên Madison có thụ huởng tư lợi ra sao trong vụ bà ấy chỉ làm việc riêng với đại gia Tămg Lập để giúp ông ta xin thành phố đặt tên khu vực thương mãi trên đường Story là Vietnam Town Business District nhằm quảng các cho dự án lớn lao cúa ông này gồm có gần 300 gian hàng trên đường Story. Nhưng cảm tưởng là nghị viên Madison có một tư lợi gì đó thì quá rõ ràng. Vì các bằng chứng liên lạc qua về kể cả những tài liệu emails cho thấy là NV Madison đã dàn xếp cho cơ quan RDA cúa thành phố làm việc riêng với ông Tăng Lập và còn có ý định không muốn đưa tên Vietnam Town Business District ra cho cư dân có ý kiến. Người dân cũng có cảm tưởng rằng NV Madison có hành động tham nhũng tư lợi cá nhân khi bà đã nhất định chống đối tên Little Saigon sau khi theo bà ta là bà đã “tranh đấu” cho cộng đồng người Việt được có một khu vực thương mãi được đặt tên Việt để “vinh danh” cộng đồng. Nhưng chuyện trớ trêu là tên đó phải đuợc bà ấy chọn còn cư dân người Việt mà bà đại diện và muốn vinh danh không được có ý kiến gì cả! Các điều quan trọng khác mà tôi cũng đã học trong bài dạy về tinh thần liêm chính cần phải có trong các chức vụ dân cử và các ủy viên phục vụ trong các ủy ban phục vụ công chúng là:

• Phải luôn tôn trọng sự thật. Phải thành thật với các vị dân cử đồng viện, công chúng và những người khác ngay cả trong trường hợp phải tranh cãi hoặc đối đầu với những thật tế mình không mong muốn. Phải coi trọng việc giữ những lời hứa mà mình đã làm (kể cả những lời hứa khi tranh cử) và phải giữ các lời hứa đó. Về các điểm này nghị Viên Madison chẳng xứng đáng làm một vị dân cử vì bà ấy đã lừa dối cứ tri cũng như các đồng viện trong hội đồng thành phố và đã thất hứa đối với những điều bà đã hứa khi tranh cử. Ngay cá những điều bà ta đã tuyên bố như ở thư viện Tully ngày 15 tháng 8 năm 2007 rằng bà ta sẽ cho làm một cuộc thăm dò ý kiến các chủ nhân cơ sở thương mãi và các cư dân sống trong vòng 1000ft quanh khu vực và nếu danh xưng nào về đầu thì danh xưng đó sẽ có ánh hưởng lớn trong việc đặt tên cho khu vực. NV Madison phát biểu đại ý: “Cho dù tất cả qúi vị kể cả tôi, right? đều muốn tên Little Saigon nhưng vì qúi vị không ớ trong khu vực này nên ý kiến của qúi vị không có ảnh hưởng....” Trong một cuộc họp báo trên lầu 18 của thành phố bà đã chổi phăng là không bao giờ tuyên bố như vậy trong khi băng “tape” thu lại vẫn còn sờ sờ đó chỉ vì sau khi trưng cầu dân ý, kết qủa thăm dò không theo đúng như ý bà ấy muốn! Đối với các đồng viện bà Madison cũng nói láo với họ rằng bà đã hỏi ý kiến cộng đồng và đa số đều muốn tên Vietnamese Business District trong khi thật sự chỉ có hai ông Vũ Văn Lộc và Phạm Phú Nam cùng chủ nhân ông Tăng lập là những người hiện diện và ủng hộ cho tên này trong cuộc điều trần ngày 5 tháng 6 năm 2007. Còn những gì NV Madison hứa hẹn khi ra tranh cử thì khỏi nói đến vì ai cũng biết bà đã thất hứa quá nhiều như thế nào rồi. Không những thế bà đã ra mặt chống đối và coi những người đã từng ủng hộ bà vào chức vụ nghị viên là những kẻ thù nghịch.

Hiện nay phiá chống đối bãi nhiệm đang ra sức bảo vệ cho các hành động rõ ràng sai trái của NV Madison và bênh vực bà ấy bằng một số kết qủa mà bà đã đạt được trong chức vụ nghị viên. Một khi bà ấy đã vi phạm các nguyên tắc cơ bản của một vị dân cử cần phải gìn giữ thì bà không còn xứng đáng làm nghị viên nữa. Cho dù công trạng có bao nhiêu cũng đều vất cả xuống biến hết. Cử tri khu vực 7 đã mất niềm tin tuởng vào NV. Họ hoàn toàn có căn bản pháp lý mà hiến chương thành phố cho phép để tiến hành thủ tục bãi nhiệm bà ấy./.

http://www.vietvungvinh.com/Portal.asp?goto=VietNam/2008/20080610_02.htm