Tuesday, November 11, 2008

Recall Madison Nguyễn


Thừ Ba, ngày 11 tháng 11 năm 2008

Tại Sao Không Recall Madison Nguyễn? • Hoàng Lan

Tại Sao Không Recall Madison Nguyễn?


• Hoàng Lan

Mọi người trong chúng ta có thể là đã từng nghe trên đài phát thanh của một nhóm cố đưa ra những lập luận xuyên tạc, vá víu và thiếu tôn trọng người nghe, để chèo chống vớt vát cho Madison Nguyen một cách tuyệt vọng khỏi cái viễn ảnh bị recall. Chúng ta hẳn cũng đã từng đọc trên internet hay trong các tờ báo những lý lẽ hết sức một chiều và nông cạn để chống lại việc bãi nhiệm nàỵ

Có nhóm mà dư luận cho là họ chống lại việc bãi nhiệm Madison Nguyen vì muốn bảo vệ sự nghiệp chính trị của Madison Nguyen hòng hưởng lợi về sau hay cũng rất có thể là vì đã trót nhận ứng trước nên phải ra sức trả nợ thôi. Nhưng cũng có những người chống bãi nhiệm Madison Nguyen chẳng phải vì thích Madison Nguyen mà vì đố kỵ với sự thành công của cộng đồng Việt Nam tị nạn cộng sản chúng ta.

Họ đã đưa ra những lý do nào để làm nền tảng cho việc chống lại sự recall này?

Những người chống bãi nhiệm Madison Nguyen vì đố kỵ với sự thành công của cộng đồng Việt Nam tị nạn cộng sản có thể là đã được mớm lời để nói lên rằng việc recall là hao tổn tiền thuế của người dân. Trong khi nhóm chống lại việc bãi nhiệm Madison Nguyen vì muốn bảo vệ sự nghiệp chính trị của Madison Nguyen hòng hưởng lợi về sau thì song song với lập luân lãng phí tiền thuế của dân, họ đưa ra những lý do hết sức gượng gạo và vớ vẩn nào là:

-Tại sao chỉ vì một cái tên mà đòi bãi nhiệm một nghị viên Việt Nam đầu tiên? Dù họ biết rất rõ sự thật không phải là vậy; Chắc chắn không phải chỉ vì một cái tên, mà vì bà ta đã phản bội, lật lọng, và đi ngược lại nguyện vọng của cử tri, những ngươi đã bầu cho bà ta.

-Bà nghị viên Madison Nguyen đã làm được bao việc tốt cho cộng đồng Việt Nam nói chung, và người dân khu vực 7 nói riêng, như là đã xây dựng bao nhiêu là nhà cho dân, đã tạo ra bao nhiêu là công ăn việc làm cho dân? Nghe cứ như bà ta giầu có lắm, tự xây nhà cho dân, tự xây khu buôn bán bằng tiền túi của bà để tạo công ăn việc làm làm cho mọi người vậy đó. Nếu nói bà ta góp phần đốc thúc cho những dự án đó hay góp phần trong việc khánh thành thì dễ nghe hơn. Chỉ có dự án xây dựng vườn Văn Hóa mà BS Ngãi nói phải mất 18 năm, còn việc xây Trung tâm sinh hoạt với tài trợ 2.8 triệu từ thành phố mà BS Ngãi nói là bà ta cần phải nhờ ông ta vì ông ta đã có kinh nghiêm trong vụ làm những đề án xây dựng. Thế thì bà ta tạo nhà và tạo việc cho dân bằng cách nào vậy? Nghe cứ như bà ta làm việc thiện nguyện không lương. Nghe cứ như bà ta không phải là đã được trả lương để thay mặt một nhóm người hay cư dân trong khu vực 7 San Jose, để đi họp, để tiếp xúc với chính quyền thay họ vậy. Thử hỏi nếu bà ta hay bất kỳ một nghị viên nào không làm được nhũng việc như vậy liệu họ có mong được chọn cho một nhiệm kỳ nữa không? Tất cả việc họ làm đều chỉ là để duy trì chức vụ có lương cao đó dài thêm mà thôi.

-Recall làm náo loạn, làm chia rẽ cộng đồng Việt Nam? Nếu như chỉ có Recall mà không có anti-recall; Nếu như chỉ có âm thầm đi xin chữ ký mà không cái kiểu thường sơn thảo khấu: “...đấm vào mặt/punch them in face ...” những người đi xin chữ ký recall; Nếu như chỉ có 4,775 chữ ký thật mà không có 92 chữ ký giả của phe nhóm Madison Nguyen; Và nếu như chỉ có cộng đồng Việt Nam đi xin chữ ký để nộp lên thành phố cho việc recall mà không có việc lấy danh nghĩa cộng đồng Việt Nam xin tiền xây trung tâm sinh hoạt cho cộng đồng Việt Nam rồi đem tiền xin được đưa cho người không đại diện cho cộng đồng Việt Nam ... Thì làm gì cộng đồng Việt Nam phải náo loạn, phải chia rẽ?

-Recall làm các sắc dân khác cười chê, khinh thường cộng đồng Việt Nam tị nạn cộng sản chúng ta? Cái lý lẽ này mới thật là đáng nói, mới thật là độc đáo làm sao. Nghe qua thấy tinh thần dân tộc thể hiện cao độ trong tư tưởng ấy phải không? Sợ cộng đồng Việt Nam khác khinh chê cộng đồng Việt Nam mình? Muốn vậy thì: Ðừng làm những việc kêu gọi đồng viện bỏ phiếu cho đề nghị của mình, vi phạm luật Brown Act; Ðừng nói láo về việc 15 hội đoàn ủng hộ trong khi không có như vậy; Ðừng hành động không trung thực, mất tư cách, chối bỏ những gì mình đã nói đại để là .... chỉ những dân cư trong vòng 1000 feet mới có quyền tiên quyết về cái tên...; Ðừng tỏ ra vô giáo dục đến độ đã nói rồi chối và sau khi tape thu những lời nói đó được phát ra làm chứng lại không biết nói lấy một lời xin lỗi; Ðừng thiếu tự trọng khi không giữ lời hứa “...nếu qúi vi cảm thấy là cháu làm không được thì cháu sẵn sàng không làm nữa ...”; Và cũng đừng tỏ ra là một người hàm hồ thiếu thận trọng, thiếu khôn ngoan khi hay tin Ủy Ban bãi nhiệm mình vừa đệ nạp 5,181 chữ ký cho thư ký thành phố đã tuyên bố không tin đó là những chữ ký thật, và còn giám “cá cược” là một số trong những chữ ký đó là giả, “I don’t believe these are real signatures. It is impossible for them to gather these many signatures. Many of them I bet are fake.” trong khi Uỷ ban Bầu cử thành phố phải cần đến 30 ngày mới giám lên tiếng về sự thật của những chữ ký. Ngày 21 tháng Mười 2008 vừa qua, Hội Ðồng Thành Phố đã công bố 4,775 chữ ký trong số 5,181 chữ ký nạp lên Ủy ban bầu cử thành phố là hợp lệ. Tuyệt nhiên không có lời tuyên bố nào về những chữ ký giả. Vậy mà Madison Nguyen không cần xem xét gì cả cũng đã có thể vô căn cứ tuyên bố vung vít cả lên. Tư cách của một nghị viên xứng đáng là thế đó ư?

Nếu ai có đi dự buổi họp ngày 15 tháng Tám năm ngoái, 2007, tại thư viện Tully, lần đầu việc liên quan đến chuyện vinh danh cộng đồng Việt Nam và việc treo những lá phướn được đem ra để lấy ý kiến công chúng, sẽ được biết về tư cách và kiểu hành xử của Madison Nguyen.

Người dân chỉ được hỏi chọn trong những mẫu lá phướn treo sẵn trên tường, lấy ra mẫu ưng ý nhất để treo trên 1 đoạn của đường Story mà không được hỏi về việc đặt tên. Việc chọn tên được lờ đi để chỉ nói đến những lá phướn coi như đã có tên rồi. Tuy nhiên cái tin Madison Nguyen theo chỉ thị của TLT chính thức yêu cầu RDA đặt tên khu vực đó là Vietnam Town Busines District đã đến tai những người trong cộng đồng Việt Nam, thế nên họ đã rủ nhau đi dự buổi họp đó thật đông để bẻ gãy âm mưu đặt tên đó của Madison Nguyen và phe nhóm bà ta. Hầu hết nhũng người có mặt hôm đó đều lên tiếng là họ muốn tên Little Saigon, cái tên phải được ngã ngũ trước khi chọn những mẫu lá phướn. Họ cho là việc đặt tên phải là do công chúng chứ không phải do người đại diện họ hay cá nhân nào đó quyết định. Trước sự cương quyết của những người có mặt hôm đó Madison Nguyen phải xác nhận là cho đến giờ phút đó (chiều 15 tháng Tám, 2008) chưa có tên nào được chính thức chọn cả. Sau này thì có chứng cớ đã rõ là: “Bà Madison đã thông đồng và làm việc cho nhà đầu tư Tăng Lập trong việc đặt tên cho khu thương mại Việt Nam trên đường Story rd. Và muốn dấu nhẹm không cho người dân biết (Email liên lạc từ tháng 4/2007 với RDA).” http://www.recallmadison.net/ và http://vietnamdaily.com/

Ðiều đáng nói là để làm nguội bầu không khí sôi sục vì như bị đặt trước một chuyện đã rồi khiến mọi người giơ cao những tấm bảng có chữ LITTLE SAIGON và đứng lên hô to “chúng tôi muốn tên Little Saigon” vang dội cả hội trường, Madison Nguyen đã cầm micro, nhịp nhịp cười cười và nói đại khái không ngờ mọi người cũng hăng hái đấy chứ và đổi giọng lạnh lùng đanh thép là cho dù 100% trong những người có mặt hôm nay ở xa khu vực được đặt tên trên 3 miles mà có muốn cái tên nào thì cũng không ảnh hưởng gì cả, chỉ có những người trong vòng 1000 feet mới có quyền quyết định và sau đó bà ta nói sẽ để RDA làm thăm dò. Mọi người phẫt uất lẫn buồn bã và chán nản.

Tại sao lại lừa gạt dân chúng vậy? Madison Nguyen coi thường những người đã bầu cho bà ta quá. Bà ta nghĩ những việc làm mờ ám của bà ta sẽ không ai biết vì có lẽ bà ta cho là sẽ chẳng ai biết đi tới City Hall để lục ra những email qua mặt dân của bà ta đâu phải không? Thế có là vi phạm luật pháp không? Có là phi dân chủ không? Có là đáng bị recall không?

Nếu chỉ có những người trong vòng 1000 feet mới có quyền quyết định vậy thì sao kết quả của RDA về chọn lựa của cư dân trong vòng 1000 feet lại không được tôn trọng? Có là vi phạm luật pháp không? Có là phi dân chủ không? Có là đáng bị recall không?

Madison Nguyen đã làm một thăm dò tốn tiền thuế của dân rồi lại phủ nhận kết quả vì điều mà bà ta hy vọng có thể làm đảo ngược tình thế, không ngờ kết quả lại bất lợi cho bà ta.

Chỉ là 1 nghị viên triệu tập dân cư khu vực mình để bàn về một khu thương mại trên 1 đoạn đường ngắn trong vòng thân tình dân-và-đại-diện-dân thì đâu cần thiết phải có những cảnh sát đứng kề bên như vậy phải không? Thế có nghĩa là đã dự trù cần đến cảnh sát bảo vệ. Thế có nghĩa là đã biết việc mình làm phản lại lòng dân.

Trong phiên họp với thành phố đêm 20 tháng 11, 2007, bà ta đã không tìm hiểu hay cố tình không hiểu để tuyên bố những người phản đối bà chỉ là nhóm nhỏ rảnh rỗi nên mới có mặt hôm đó. Tư cách của một nghị viên xứng đáng là như vậy hay sao? Tôi biết chắc có rất nhiều trong số những người dự buổi họp đêm đó là Luật sư, Bác sĩ, Kỹ sư... vì nóng lòng cho cộng đồng Việt Nam bị phản bội, ức hiếp và nóng lòng cho nền dân chủ bị chà đạp qua việc đặt tên này đã nghỉ làm về sớm để đi họp nói lên tiếng nói của mình.

Ngay cả sau đó, khi được hỏi nghĩ gì về việc recall bà Madison Nguyen đã không ngần ngại cùng một lập luận cũ: Ðó chỉ là một nhóm nhỏ ... Trong khi cái nhóm nhỏ đó đến gần 7 ngàn người, đã cho chữ ký bãi nhiệm bà ta, so với nhóm đã lỡ bầu cho bà vào chức nghị viên chỉ là trên, dưới 5 ngàn người.

Không có cái nhóm nhỏ đó nên Madison Nguyen đã thất cử thê thảm trong kỳ bầu chọn đại diện cho đảng Dân Chủ hồi tháng 4, 2008 vừa qua. Cái đa số thầm lặng mà bà ta đại diện, bênh vực và dùng nó để chống lại nguyện vọng của cư dân khu vực 7 trong việc Little Saigon cũng thấy là bà ta không đáng được chọn nên đã không chọn bà ta. Chỉ là làm đại biểu khu vực cho đảng Dân Chủ mà bà ta còn không đáng thì có đáng làm nghị viên nữa không??? Chính bà ta và cái nhóm đa số mà bà ta bảo vệ đã trả lời mọi người rồi đó.

Nếu recall làm hao tốn công qũy thành phố thì hãy tìm hiểu sự tốn kém về recall của Cali và San Jose và những tiêu pha vô lý của thành phố San Jose . Phải hiểu là với việc cần phải làm thì làm và dù có tốn kém cũng phải chấp nhận. Ở đây, kẻ đáng trách vì gây ra tốm kém công quỹ thành phố San Jose không phải là những người recall mà chính là người gây ra chuyện để phải bị recall. Ðáng trách hơn khi có thể tránh được những tốn kém đó là tự ý từ chức nhưng lại không chịu làm như đã hứa.

Còn nhiều điều khác nữa, nhưng dường như họ không thể nghĩ ra được những điều nào sâu sắc, đúng đắn, có vẻ hiểu biết và có tính thuyết phục đủ để kéo chính nghĩa về với họ. Ta có thể thấy dễ dàng điều này qua việc không thấy mấy người ra mặt, lên tiếng công khai ủng hộ Madison Nguyen và phe nhóm chống recall. Từ việc Madison Nguyen ra ứng cử và thất cử làm đại biểu đảng Dân Chủ rồi đến việc rút lại chữ ký bãi nhiệm và những lần hội họp ở City Hall chúng ta có thể biết bà tà đã được ủng hộ nhiệt tình đến thế nào. Tập đoàn lao động, Chữa lửa, Cảnh sát, Our Voice, 15 hội đoàn ủng hộ, 92 chữ ký, cà phê, bánh mì, xe lunch đài phát thanh và fans ... đâu hết cả rồi? Ðã thấy là Madison Nguyen không đáng để họ hi sinh vài giờ đi ủng hộ à?

Recall Madison Nguyen chỉ là hệ lụy của việc Madison Nguyen đã làm, đó là bà ta đã tìm mọi cách chống lại tiếng nói của đa số trong việc chọn tên Little Saigon. Bà ta đã chống lại đa số chỉ vì đa số đã chọn tên Little Saigon vì cái tên này hàm ý chống cộng. (Xin đọc TAI SAO PHẢi LÀ LITTLE SAIGON và Một cuộc thảo luận lý thú của Tác giả Hoàng Lan)

Nếu như Madison Nguyen đã thật là vô tư, đã không vì lợi ích riêng của bà ta, của Tăng Lập Thành, cũng như của phe nhóm bà ta trong việc đặt tên này thì đã không có những tranh đấu chống lại bà ta. Nếu như bà ta đã hỏi mọi người muốn tên nào và có hơn một tên được đề nghị, bà ta đưa việc chọn lựa ra bầu công khai, có thể là bằng dơ tay hay bằng những tờ giấy nhỏ, gọn biết bao. Nếu chỉ có 147 người muốn “Little Saigon” trong khi có đến 5,181 người ủng hộ “Vietnam Town Business District” thì chắc chắn là “Vietnam Town Business District” được chọn và những người muốn Little Saigon sẽ phải chấp nhận thôi. Sẽ không có biểu tình mỗi thứ Ba, sẽ chẳng có Lý Tống tuyệt thực, và chắc chắn là sẽ chẳng phải recall Madison Nguyen .

Hãy cho cộng đồng nào đó, đã chỉ trích cộng đồng Việt Nam là làm chuyện recall cho hao tổn công qũy thành phố, cho rối loạn thành phố, biết là khi cần, thì cả Cali cũng đã phải recall Gray Davis năm nào đó thôi. Gray Davis có phải là người Việt Nam không? Những người recall Gray Davis có phải là người Việt Nam không? Ðã có ai chỉ trích chê bai họ gì chưa? Ðã có ai đám coi thường người dân Cali khi họ recall Gray Davis không? Hay chỉ toàn là ngưỡng mộ họ đã làm nên lịch sử, đã giám sát và can thiệp đúng mức vào hành động sai quấy của kẻ làm công bộc cho mình?

Dân Cali khi recall Gray Davis đã thực thi quyền hạn hiến định của mình. Cộng đồng Việt Nam tị nạn cộng sản nói chung và Uỷ ban bãi nhiệm nói riêng, cũng chỉ là thực thi quyền hạn hiến định của mình khi recall Madison Nguyen. Hội đồng thành phố SJ nếu đã sáng suốt hơn trong vụ đi ngược lại lòng dân của Madison Nguyen thì không phải hao tốn gì cả.

Chính Madison Nguyen đã tạo ra những ‘damage’ cho khu vực 7 nói riêng và thành phố San Jose nói chung rồi lại được hội đồng thành phố hỗ trợ do những thông tin sai lạc của bà ta. Chỉ cần thành phố khuyến cáo Madison Nguyen từ chức là: Done! Thành phố San Jose trở lại bình an.

Hãy xem những dòng này viết về ngày cộng đồng Việt Nam tị nạn cộng sản chúng ta treo những lá phướn 10/05/08 từ Lisa M. Krieger, Mercury News: Một người Mỹ da trắng, có học và là Giám sát viên quận hạt Santa Clara , đã hãnh diện về chúng ta, những người đã làm cho nền dân chủ được thực thi ở San Jose . Và: “What these banners symbolize is that they’ve arrived,’’ said San Jose Vice Mayor David Cortese, wearing a Vietnam Republic flag-themed tie, decorated with three red stripes on a yellow field. “After three decades, they’ve established themselves here and re-established their values — freedom, human rights, democracy, capitalism and basic family values.” Thế đấy, nếu tự bản thân những gia đình cư dân Việt Nam khu vực 7 không có một gía trị đáng tôn vinh nào và họ cũng không có những đóng góp đáng kể nào vào sự phát triển và phồn vinh của thành phố San Jose thì thử hỏi Madison Nguyen với những tài cán ăn nói thuyết phục nào đó có thể khiến thành phố San Jose vinh danh công đồng Việt Nam chúng ta hay không?

Vậy tại sao lại có những người Việt Nam không cổ võ cho những việc làm chính đáng của cộng đồng Việt Nam chúng ta trong vụ Little Saigon này? Họ là thành phần nào mà không biết hãnh diện lại còn chống lại một việc làm mà những người không phải là người Việt Nam còn biết hãnh diện và ủng hộ?

Những ai chê trách recall là làm rối loạn thành phố thì qủa là đã thiếu sót hiểu biết về dân chủ và chắc đã quên những tranh đấu của thánh Gandhi, Mohandas Karamchand Gandhi, 1869-1948, cũng như Dr. Martin Luther King Jr. Họ được đưa lên hàng thánh nhân, vĩ nhân qua những tranh đấu của họ cùng mục đích như cộng đồng Việt Nam tị nạn cộng sản chúng ta làm hôm nay: Ðòi dân chủ và chống lại bất công. Họ đã tranh dấu cùng một hình thức như cộng đồng Việt Nam tị nạn cộng sản tranh đấu hôm nay: Biểu tình, tẩy chay và tuyệt thực !

Nếu thánh Gandhi vì sợ kêu gọi một nhóm người biểu tình tranh đấu cho dân quyền và nền độc lập cuả Ấn Ðộ sẽ làm trò cười cho người khác thì ông đã chẳng được tri ân và tôn vinh như một bậc thánh như vậy phải không? Ngoài ra, chắc hẳn mọi người trong chúng ta còn nhớ việc bà Rosa Parks đã làm vào đầu tháng 12 năm 1955, khởi đầu cho cuộc tranh đấu đưa đến quyền công dân của dân da màu.

Nếu bà Rosa Parks cứ sợ chống lại luật pháp là việc làm sẽ bị chỉ trích và khinh bỉ vì làm lây tiếng xấu cho cả cộng đồng da đen; Nếu tập thể những người da đen vì khiếp nhựơc, vì cam phận chịu bị áp bức kỳ thị đã không ủng hộ bà, đã không liên kết thành một sức mạnh đa số, đánh bật được những bất công, kỳ thị để dành quyền công dân thì có lẽ họ vẫn muôn đời bị kỳ thị và coi rẻ.

Bà Rosa Parks, theo luật định phải đứng lên, nhường chỗ trên xe bus cho người da trắng khi không còn chỗ trống, thế nhưng ý thức được đó là điều phi nhân bản và bất công cho cộng đồng của bà, bà đã chống lại luật đó, không nhường chỗ cho người da trắng. Kết quả là bà bị bắt. May cho bà là cộng đồng da đen của bà tuy không được theo học những trường học chung với người da trắng, cũng chưa được quyền bầu cử như người Việt Nam chúng ta hôm nay, nhưng lại rất thức thời và sáng suốt đã đồng lòng đứng về phía bà và do Dr. Martin Luther King Jr. lãnh đạo đã bao ngày biểu tình tranh đấu cho bà và cho cộng đồng da đen nói chung.

Dr. Martin Luther King Jr.

Sau đó họ đã đạt được những gì họ muốn. Ngày 2 tháng 7 năm 1964, Tổng thống Johnson đã ký luật dân quyền 1964 cấm kỳ thị chủng tộc.

Họ, bà Rosa Parks, Dr. King và dân của họ tuy bị kỳ thị coi thường nhưng họ có cái đầu ngẩng cao không chất chứa tư tưởng nô lệ nên họ biết đứng lên tranh đấu cho quyền lợi của họ.

Những người đả phá tranh đấu cho quyền lợi và nguyện vọng của mình, bằng biểu tình và tuyệt thực, quả là quá nặng đầu óc nô lệ. Tinh thần nô lệ đã ăn sâu bén rễ trong họ thâm căn cố đế đến nỗi họ khiếp nhược trước cái nhìn của các người khác mà họ cho là khinh thường họ nếu họ xuống đường biểu tình tranh đấu cho nguyện vọng của cộng đồng họ. Họ không đủ tự tin và chưa trưởng thành đủ về mặt chính trị để biết thế nào là đáng bị cười chê, thế nào là đủ tư cách để chê bai công cuộc tranh đấu của một tập thể đa số. Họ tự hạ mình và đồng hương xuống bởi cái tự ti mặc cảm đáng tội nghiệp.

Tưởng cũng nên nhắc lại: bãi nhiệm là 1 sức mạnh trong tay của cử tri để chấm dứt nhiệm vụ của 1 vị dân cử với bất cứ lý do nào. Bất cứ một lý do nào cũng đồng nghĩa với không cần phải có lý do “nặng ký” nào cả. (Recal Recall is the power vested solely in the voters to remove an official from office prior to the expiration of his or her term’. The voters can recall an official for any reason. Thereis no limit on the grounds for recall.) http://www.sanjoseca.gov/clerk/Agenda/011508/011508_03.03b.pdf

Như thế đủ hiểu đa số có quyền quyết định. Trong bất cứ một tranh chấp nào để công bằng, dân chủ người ta thường dùng hình thức bầu chọn, số đông sẽ chiếm ưu thế và đó là điều hợp lý, mọi người đều chấp nhận (common sense). Quốc hội của nước Mỹ khi cần thông qua một đạo luật nào cũng dùng hình thức bầu phiếu và ý kiến đa số đương nhiên phải được chọn. Mọi người ai cũng biết điều đó. Hãy để ý những đứa bé khi chúng muốn chọn một trò chơi nào đó mà có nhiều ý khác nhau quá chúng cũng đã biết chọn theo số đông bằng cách “tay trắng, tay đen”. Xem ra chỉ có Madison Nguyen là không hiểu cái điều rất sơ đẳng này nên mới không chọn cái tên được nhiều phiếu nhất là Little Saigon, bỏ luôn cái tên về chót mà tự đưa ra cái tên mới và bảo đó là “compromise”/thoả hiệp. Không bằng những đứa trẻ như vậy thì có nên để ngồi mãi trên cái ghế nghị viên không?

Chẳng có lý do nào để không bãi nhiệm Madison Nguyen cả.


Hoàng Lan,
Một trong đa số thầm lặng đã không dự buổi họp 11/20/07

Tài liệu tham khảo:

http://www.recallmadison.net/
http://vietnamdaily.com/
http://planetboom.blogspot.com/2007/11/madison-nguyen-is-man-i-mean-uh-woman.html

Mercury News

http://209.85.173.104/search?q=cache:beCATuF9lYMJ:www.sanjoseca.gov/
clerk/Agenda/
011508/011508_03.03b.pdf+requirement+to+recall+a+San+Jose+city+
council&hl=en&ct=clnk&cd=1&gl=us

http://www.sanjoseca.gov/clerk/Agenda/011508/011508_03.03b.pdf

http://en.wikipedia.org/wiki/Mahatma_Gandhi

http://www.infoplease.com/spot/civilrightstimeline1.html

(http://womenshistory.about.com/od/parksrosa/p/rosa_parks.htm)

Rosa Parks 1913 — 2005.

Rosa Parks, 1955 [Photo: AP archive]
People always say that I didn't give up my seat because I was tired, but that isn't true. I was not tired physically, or no more tired than I usually was at the end of a working day.- … No, the only tired I was, was tired of giving in.

— Rosa Parks, 1995

Civil rights activist Rosa Parks, whose refusal to take a seat at the back of a bus touched off the 1955 Montgomery, Alabama bus boycott, died Sunday in Detroit. She was 92.

Parks' refusal to comply with Alabama's law segregating public transportation by race led to the one of the first major political victories of the black civil rights movement, and began the transformation of an obscure Baptist minister named Martin Luther King into a major political figure.

From the NY Times obituary:

"Mrs. Parks's arrest was the precipitating factor rather than the cause of the protest," Dr. King wrote in his 1958 book, "Stride Toward Freedom. "The cause lay deep in the record of similar injustices."

Her act of civil disobedience, what seems a simple gesture of defiance so many years later, was in fact a dangerous, even reckless move in 1950's Alabama. In refusing to move, she risked legal sanction and perhaps even physical harm, but she also set into motion something far beyond the control of the city authorities. Mrs. Parks clarified for public consumption far beyond Montgomery the cruelty and humiliation inherent in the laws and customs of segregation.

That moment on the Cleveland Avenue bus also turned a very private woman into a reluctant symbol and torchbearer in the quest for racial equality and of a movement that became increasingly organized and sophisticated in making demands and getting results....

In "Stride Toward Freedom," Dr. King wrote:

"Actually no one can understand the action of Mrs. Parks unless he realizes that eventually the cup of endurance runs over, and the human personality cries out, 'I can take it no longer.' Mrs. Parks's refusal to move back was her intrepid affirmation that she had had enough. It was an individual expression of a timeless longing for human dignity and freedom. She was not 'planted' there by the N.A.A.C.P. or any other organization; she was planted there by her personal sense of dignity and self-respect. She was anchored to that seat by the accumulated indignities of days gone by and the boundless aspirations of generations yet unborn."

From Wikipedia's entry on the Montgmery bus boycott:

The boycott was precipitated by Rosa Parks's refusal to give up her bus seat in favor of a white passenger. In Montgomery, the dividing line between the front seats reserved for white passengers and the back ones reserved for black passengers was not fixed. When the front of the bus was full, the driver could order black passengers sitting towards the front of the bus to surrender their seat. Rosa Parks's seat was in that border area. She was arrested on Wednesday, December 1, 1955, for her refusal to move.... When found guilty later, she was fined $10 plus a court cost of $4, but she appealed.

On Thursday, December 9, 1955, Jo Ann Robinson would receive a call from Fred Gray, one of the city's two black lawyers, informing her that Rosa Parks had been arrested. That entire night Robinson worked tirelessly mimeographing over 35,000 handbills reading:

"Another Negro woman has been arrested and thrown into jail because she refused to get up out of her seat on the bus for a white person to sit down. It is the second time since the Claudette Colbert case that a Negro woman has been arrested for the same thing. This has to be stopped... "The woman's case will come up on Monday. We are therefore asking every Negro to stay off the buses Monday in protest of the arrest and trial. Don't ride the buses to work, to town, to school, or anywhere on Monday..."

The next morning at a church meeting with the new minister in the city, Martin Luther King, Jr., a citywide boycott of public transit as a protest for a fixed dividing line for the segregated sections of the buses was proposed and passed.

The boycott proved extremely effective, with enough riders lost to the city transit system to cause serious economic distress. Instead of riding buses, boycotters organized a system of carpools, with car owners volunteering their vehicles or themselves driving people to various destinations. Some white housewives also drove their black domestic servants to work, although it is unclear to what extent this was based on sympathy with the boycott, versus the simple desire to have their staff present and working. When the city pressured local insurance companies to stop insuring cars used in the carpools, the boycott leaders arranged policies with Lloyd's of London.

Black taxi drivers charged ten cents per ride, a fare equal to the cost to ride the bus, in support of the boycott. When word of this reached city officials, the order went out to fine any cab driver who charged a rider less than 45 cents. In addition to using private motor vehicles, some people used nonmotorized means to get around, such as bicycling, walking, or even riding mules or driving horse-drawn buggies. Some people also hitchhiked around. During rush hours, sidewalks were often crowded, but buses received extremely few, if any, passengers. Across the nation, black churches raised money to support the boycott and collected new and slightly used shoes to replace the tattered footwear of Montgomery's black citizens, many of whom walked everywhere rather than ride the buses and submit to Jim Crow.

In response, opposing whites swelled the ranks of the White Citizens' Council, the membership of which doubled during the course of the boycott. Like the Ku Klux Klan, the Councils sometimes resorted to violence: Martin Luther King and Ralph Abernathy's houses were firebombed, and boycotters were physically attacked.

Under a 1921 ordinance, 156 protestors were arrested for "hindering" a bus, including King. He was ordered to pay a $1,000 fine or serve 386 days in jail. The move backfired by bringing national attention to the protest. Eventually, the United States Supreme Court affirmed a lower court decision that Alabama's racial segregation laws for buses were unconstitutional, handing the protesters a clear victory. This victory led to a city ordinance that allowed black bus passengers to sit virtually anywhere they wanted. Martin Luther King capped off the victory with a magnanimous speech to encourage acceptance of the decision.

The Detroit Free Press obituary is here. The NY Times obituary is here.

The Rosa Parks Portal has an extensive bibliography of books and article on Parks. [Sadly, though, some of the links are expired.]

One of Park's last interviews, done in 1995, is here. There are audio and video excerpts available.

National Public Radio has an 2000 Weekend Edition interview with Douglas Brinkley, author of the biography Rosa Parks.

A biographical sketch of Parks, with many photos, is here.

http://www.vietvungvinh.com/Portal.asp?goto=VietNam/2008/20081111_01.htm

---