Wednesday, May 7, 2008

Bãi nhiệm hay không bãi nhiệm nghị viên Madison

http://blog.360.yahoo.com/blog-SirnmGc7dK4PJ7elPebp_Nrpv9AR

Entry for May 06, 2008

Góp ý: Bãi nhiệm là chuyện phải làm. Kể từ ngày Madison Nguyễn được đắc cử thì thái độ đối với cử tri hoàn toàn thay đổi. Madison đã có thái độ trịch thượng và coi thường ý nguyện của người đi bầu, nhất là thái độ khinh thưòng người Mỹ gốc Việt khi tuyên bố "... chẳng lẽ tôi phải để ý tới những điều họ muốn hay sao... nếu vậy tôi phải hỏi cả ý kiến & của 96,000 cư dân ở San Jose?..." Madison đắc cử nhờ sự ủng hộ của người Mỹ gốc Việt... qua cầu rút ván... chúng ta phải bãi nhiệm Madison Nguyễn để cho những ứng cử viên, chính trị gia khác về sau không dám khinh thưòng chúng ta và giở trò lật lọng... Mọi người VN đã có quốc tịch Mỹ ở San jose hãy đi bầu thật đông để chứng minh sức mạnh của cđ người Việt tỵ nạn nói riêng, và toàn thể người Việt tại Mỹ hãy cùng nhau đi bầu thật đông trong kỳ bầu tổng thống để bọn chính trị gia phải nể sợ sức mạnh của chúng ta nếu chúng muốn đắc cử. Kính chuyển.

nhan nguyen tuanbaotiengdan@yahoo.com wrote:

Bãi nhiệm hay không bãi nhiệm NV Madison Nguyễn?
ỦY BAN BÃI NHIỆM NV MADISON NGUYỄN đang dồn mọi nỗ lực để tổ chức bãi nhiệm NV Madison, chúng tôi xin chuyển đến quý vị một bài viết phân tích về bà NV. này.

Bãi nhiệm hay không bãi nhiệm nghị viên Madison ?


Người xưa hay nói đến các vị lãnh đạo đất nước phải có hai tiêu chuẩn là tài năng và đức độ. Người có tài mà không có đức có cơ nguy hướng dẩn đất nước vào chốn phiêu lưu nguy hiểm còn người có đức mà không tài sẽ đưa đất nước vào sự thất bại vì thiếu lãnh đạo sáng suốt. Các điều này từ cổ chí kim cũng không thay đổi: những vị tham gia chính quyền trong các chức vụ dân cử thường được dân chúng bầu ra cũng dựa trên hai tiêu chuẩn đó. Tuy phần tài trí và kiến thức có thể dễ dàng đo lường giưã các ứng viên, phần đức độ khó ước đoán hơn nhiều. Nhiều trường hợp xảy ra là con ngựa được chọn đang chạy ngon lành giưã cuộc đua mới dở tật chứng. Điều này chẳng phải ngạc nhiên vì tánh tình con người hay thay đổi. Khi có quyền hành trong tay, người nắm quyền dễ bị lung lạc bởi nhiều yếu tố lợi lộc, sắc dục, kiêu căng ngạo mạn, và lạm dụng quyền hạn do người dân tin tưởng giao phó nếu người này không có một căn bản đạo đức vững vàng.Vì tâm tính tốt của vị dân cử vẫn là căn bản nên cho dù bị những cám dỗ từ mọi mặt nhưng với căn bản đạo đức vững chãi thì họ sẽ vượt qua được những cám dỗ có thể ví như là đóa hoa sen giữa vũng bùn vẫn luôn trong sáng. Tuy nhiên nếu họ không có căn bản đạo đức vững chắc thì những trạng huống của cuộc sống của họ đã trải qua trước khi nhậm chức vụ được dân cử sẽ làm họ dễ bị sa ngã hơn. Tỷ dụ như nếu họ không khá giả về mặt tài chánh thì dễ bị cám dỗ vì tiền bạc và rất dễ bị các thế lực tiền tài hối lộ. Tỷ dụ khác nếu họ có một đời tư bê bối thì rất dễ dàng bị các thế lực dùng sắc dục để đổi chác lợi riêng.Đạo đức con người không phải dễ tạo được một sớm một chiều. Đó là cả một tiến trình được nuôi dưỡng đào tạo từ thuở bé thơ cho tới lúc trưởng thành và luôn phải được trau dồi gìn giữ. Cổ nhân cũng nói học chữ thì dễ mà học làm người chân chính vạn lần khó khăn hơn. Nhân sinh quan về điều tốt hay xấu thường do ảnh hưởng từ trong gia đình ra xã hội. Gia đình và xã hội là môi trường đào tạo con người. Vì vậy đã có lời phát biểu cần có cả một ngôi làng mới đào tạo được con người tốt. (It takes a village to educate a good person). Sự chính trực của một cá nhân phát xuất từ một căn bản thật đơn giản nhưng đầy đủ ý nghiã nhất, đó là: “Đừng làm những điều gì cho người khác mà mình không muốn họ làm những điều đó đối với chính mình.” Các ngành nghiệp trong xã hội đều thiết lập những điều khoản căn bản trong lúc hành nghề, tỷ dụ như chúng ta thấy có bộ luật liêm chính (code of ethics) của những ngành nghề như địa ốc hoặc y tế chẳng hạn tuy hơi khác nhau nhưng tựu trung cũng phát xuất từ căn bản nói trên. Nghề làm chính trị hoặc công việc dân cử cũng không thoát khỏi các điều luật này. Nền tảng của một vị dân cử tốt phải đặt căn bản trên sự liêm chính và trong sạch của họ. (Honesty and ethics are the cornerstone of elected officials). Quan niệm của cá nhân tôi về sự tín nhiệm bầu cho một ứng viên vào chức vụ dân cử rất đơn giản và có thể ví như quyết định thuê mướn một nhân viên có khả năng làm việc và trung thành với hãng xưởng của mình. Không những họ phải có đầy đủ khả năng chu toàn nhiệm vụ được giao phó mà phải trung thành với chủ nhân của hãng xưởng. Cứ từ sự trung thành này suy diễn rộng ra thì bắt buộc nhân viên được thuê mướn phải có những đức tính trong sạch, ngay thẳng để không ăn gian, đánh cắp tài sản của hãng về cả hai lãnh vực tài sản vật chất thật sự và tài sản tinh thần (các sáng kiến của hãng), không dùng tài sản, sáng kiến của hãng để làm lợi riêng cho mình. Nói rộng ra có thể ví như người cử tri là chủ hãng xưởng và họ đang lựa chọn để thuê mướn một nhân viên có đầy đủ khả năng làm những quyết định (trong thành phố, quận hạt...) thay thế họ và trung thành với họ. Vì vậy mà người được họ bầu phải là người phục vụ cho những dự phóng như họ mong muốn về tương lai của hãng (tức là cộng đồng và địa phương nơi họ đang sinh sống đối với thực tế ngoài đời). Tóm lại họ phải là “đầy tớ của người dân đã chọn lựa họ.” Đầy tớ đây phải có ý nghiã thật sự chứ không thể như những danh từ rỗng tuyếch của những tên lãnh đạo trong các chế độ độc tài áp bức như trong chế độ cộng sản Việt Nam thường hay rêu rao: “Nhà nước lãnh đạo, người dân làm chủ”. “Tài sản là của quốc gia không phải của riêng ai”. (Nhưng trên thực tế tài sản quốc gia bị bọn lãnh đạo này xử dụng không những để chia chác nhau chưa đủ mà còn đem đi bán cho cả ngoại bang).Tuy ở các nước tự do dân chủ có sự bầu cử tự do thật sự, sự viêc chọn lầm các chức vụ dân cử vẫn có thể thường xảy ra. Nhiều trường hợp oái ăm người ứng viên khi ra tranh cử ở giai đoạn vận động thì hứa hẹn đủ điều để mong cử tri ủng hộ; sau khi nắm được quyền bính trong tay quay lại phản bội người dân đã tín nhiệm họ và tồi tệ hơn còn mang tâm trạng bây giờ họ là kẻ chỉ huy là người ngồi trên đầu trên cổ của người dân. Vì vậy điều thiết yếu nhất khi cử tri tham gia bầu cử nên phải điều tra kỷ càng lý lịch của các ứng viên để khỏi bị họ lừa đảo về sau. Tài có thể là điều kiện ắt có nhưng chưa phải là đủ; đức là điều thiết yếu hết sức quan trọng. Và lắm khi rất khó suy xét về đức độ của một ứng viên nếu họ không có một quá trình phục vụ lâu dài hoặc họ là một khuôn mặt cộng đồng lâu năm để có những vết tích mà cử tri dựa vào mà phán xét, nhất là đối với các ứng viên tuổi đời còn ít. Điều này đã xảy ra với nghị viên trẻ tuổi Madison Nguyễn với một quá khứ rất mù mờ nhưng vì cộng đồng người Việt vừa qua đang ở trong tình trạng có cơ hội may mắn để bầu cho một ứng viên gốc Việt đầu tiên vào hội đồng thành phố San Jose nên đã làm một quyết định sai lầm. Thêm phần nưã trong cuộc bầu cử vừa qua cộng đồng đã không có nhiều sự chọn lựa tốt. Cả hai ứng viên cũng đều quá trẻ và không nhiều thành tích để cộng đồng có thể suy xét cẩn thận hơn. Kể từ khi nhậm chức, nghị viên Madison đã chứng tỏ sự kiêu căng trong chức vụ mới được cất nhắc từ một kẻ đang thất nghiệp chưa biết quyết định về tương lai sắp tới của mình ra sao thì đùng một cái việc từ chức đột ngột của nghị viên Terry Gregory đã tạo cơ hội bằng vàng cho cô sinh viên vừa mới tốt nghiệp nhưng còn đang lận đận trên đường công danh này nắm lấy. Cũng do sự cấp bách trong cuộc tranh cử đặc biệt này mà những khuôn mặt sáng giá và có quá trình sinh hoạt cộng đồng lâu năm không kịp chuẩn bị ra tranh cử. Nhờ một số nhân vật có lòng muốn thấy một nghị viên gốc Việt đầu tiên trong hội đồng đứng ra hỗ trợ, cùng với một số cá nhân cơ hội chủ nghiã muốn tạo lập nên một con cờ phục vụ cho các âm mưu chính trị đen tối của họ, điển hình như bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi, Vũ Đức Vượng, một tay thân Cộng khét tiếng ở Vùng Vịnh, ứng viên Madison cuối cùng đã thắng cử vẻ vang làm cô nghị viên gốc Việt đầu tiên tại thành phố San Jose. Một lý do khác làm cho các cử tri người Việt lúng túng và không làm được một quyết định đứng đắn trong cuộc tranh cử này là cả hai phía Madison và Linda Nguyễn cùng dùng chiến thuật âm tranh cử (negative campaign), chỉ trích nhau dữ dội về cá nhân không dính líu gì đến khả năng phục vụ làm mọi người bị hướng dẫn sai lạc. Phát di từ một kẻ không có căn bản đạo đức vững chắc và từ bàn tay trắng, cô nghị viên Madison chẳng mấy chốc đã bị lôi cuốn vào các ảnh hưởng tư lợi của phe nhóm và chỉ biết phục vụ cho họ mà quên đi cái tập thể cử tri đã đưa cô ta vào cái ghế nghị viên quyền lực này để cho cô có dịp mua bán chức vụ. Khởi thủy cô đã giao khoán việc thực hiện Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng Việt Nam cho nhóm đã ủng hộ tiền bạc trong lúc cô tranh cử mà không thèm đếm xỉa gì tới ý kiến đóng góp của cộng đồng. Kế đến từ tháng 4 năm ngoái, cô ta đã đi đêm với đại thương gia Tăng Lập tức Triều Thành tức chủ nhân khu thương xá Grand Century tức chủ nhân khu Vietnam Town đang được xây cất. Bà nghị viên, từ đây sẽ không còn gọi là cô Madison (vì nay đã lập gia đình với con của một gia đình đại thương gia tại Việt Nam) đã làm việc riêng chỉ với cá nhân ông Tăng Lập và dùng ảnh hưởng mình trên cơ quan tái phát triển thành phố San Jose (RDA), đã có những cuộc họp riêng tư trong âm mưu giúp đỡ vị đại thương gia này đặt tên cho khu vực thương mãi trên đường Story nơi ông này đang thực hiện dự án Vietnam Town với gần 300 đơn vị cơ sở thương mãi là Vietnam Town Business District để quảng cáo cho dự án này của ông ta. Sau nhiều lần thương thảo và mặc dù ông Tăng Lập đề nghị với thành phố ông ta sẽ chịu các phí tổn bảo trì các lá phướn treo trên các cột điện cũng như tường xây bảng hiệu mang tên Vietnam Town, thành phố cũng phải từ chối tên đặt này vì họ sợ bị kiện là tên này có tính cách quảng cáo cho dự án của ông Tăng Lập quá rõ ràng. Không thực hiện được tên này, nghị viên Madison và ông Tăng Lập chuyển hướng qua tên Vietnamese Business District và vì âm thầm có chủ mưu trước, để tránh sự phản đối của cộng đồng người Việt, bà nghị viên đầy thủ đọan này đã cố tình không phổ biến rộng rãi buổi điều trần về việc chọn tên Vietnanese Business District nên tên này đã được thành phố thông qua một cách yên thắm. Chỉ có hai vị trong cộng đồng được mời phát biểu ý kiến ủng hộ danh xưng này là các ông Vũ Văn Lộc và Phạm Phú Nam ; cả hai đều thuộc nhóm “Dân Sinh”. Đương nhiên chủ nhân ông Tăng Lập đã hiện diện trong buổi điều trần đó. Tin tức về vụ đặt tên này chưa phổ biến ra cộng đồng người Việt thì chỉ một ngày sau đó, tên này đã được mạng lưới internet của Cộng Sản Việt Nam ca tụng và khen ngợi thành quả của cộng đồng Việt Nam tại San Jose . Họ ca ngợi là phải, vì tên này là một cái tên vô thưởng vô phạt không phải do cộng đồng chọn lựa và chẳng phản ảnh một tí gì về ước muốn có một tên đúng với ý nghiã cộng đồng người Việt tị nạn chống Cộng tại San Jose . Ngày 15 tháng 8 tại thư viện Tully là cơ hội công khai để cộng dồng phản kháng tên Vietnamese Business District đã do Bà nghị viên áp đặt lên cộng đồng San Jose . Đáp thư mời của RDA với nội dung nói rằng họ muốn tham khảo với cộng đồng về cách thức vẽ kiểu các lá phướn và bảng hiệu cho khu vực thương mãi trên đường Story mà không đá động gì vấn đề danh xưng Vietnamese Business District vì họ coi như cái tên này đã được chọn, hơn 100 đồng hương đã tham dự buổi họp đầy sóng gió này. Mặc thành phố trình bày các kiểu cách, đồng hương chỉ xoáy quanh việc không chấp nhận tên Vietnamese Business District. Một số tên khác được đề nghị, tuy nhiên tên Little Saigon được đại đa số hơn 90% người hiện diện chọn lựa. Trong lời nói kết thúc buổi họp, Bà Madison đã phát biểu với vẻ mặt coi thường mọi ý kiến đóng góp. Chủ yếu Bà ta nói đại ý như sau: Dù cho tất cả quý vị hiện diện có muốn tên Little Saigon đi chăng nưã, thì bà sẽ làm một cuộc thăm dò ý kiến của những thương gia trong khu vực và các cư dân ở trong vòng 1000 ft quanh khu vực vì họ là người quan trọng nhất mà ý kiến sẽ quyết định cho danh xưng nào được chọn. Sau khi tên Little Saigon đứng đầu trong bản thăm dò ý kiến và tên Saigon Business District về chót thì bà Madison chối phăng là bà không có phát biểu như thế trong một cuộc họp báo tại lầu 18 toà thị chính San Jose . Một nghị viên nói láo một cách thẳng thừng là điều không thể chấp nhận được. Trong thời gian trước khi có kết quả cuộc thăm dò, bà Madison đã chuẩn bị cho âm mưu nhất định chống đối tên Little Saigon tới cùng, bằng cách liên lạc với một nhóm các cá nhân sinh hoạt cộng đồng mượn danh nghiã của các hội đoàn hay tổ chức của họ viết văn thư cho thành phố ủng hộ tên New Saigon. Văn thư này có mang chữ ký của 15 vị, phần đông nói là đại diện cho các hội đồng hương. Sau này mới được biết rằng đa số các vị này có những sự liên hệ mật thiết về quyền lợi thương mãi với bà nghị viên Madison Nguyễn. Họ có những đất đai, tài sản cũng như cơ sở thương mãi ở trong khu vực 7 của bà và muốn nhờ bà che chở ủng hộ họ. Ngoài ra, một số vì bị tuyên truyền sai lạc như hiền tài Nguyễn Thanh Liêm do BS Nguyễn Xuân Ngãi móc nối khiến ông Liêm bày tỏ sự tức giận và cấp thời rút tên khỏi văn thư. Đến độ có trường hợp chỉ một cá nhân như ông Hoàng Thưởng cũng kể là một hội đoàn. Ngay những vị nói là đại diện cho hội đồng hương cuả họ cũng bị chính các thành viên lên tiếng tố cáo lạm dụng danh nghiã. Mục đích cuả nghị viên Madison chẳng qua là để đánh lừa thành phố rằng trong cộng đồng có sự chia rẽ và không thống nhất trong mong muốn thành phố chọn danh xưng Little Saigon. Tại cuộc họp báo chớp nhoáng ngày 15 tháng 11 trước tiền đình thành phố, năm thành viên trong hội đồng thành phố mà đầu têu là thị trưởng Chuck Reed, người luôn sát cánh với bà Madison trong mọi cuộc chống đối tên Little Saigon, cho biết là họ quyết định ủng hộ tên Saigon Business District, vì theo họ nghị viên Madison đã “khôn khéo” chọn lựa một danh xưng “dung hòa” giữa hai khuynh hướng ủng hộ tên Little Saigon và New Saigon.

Trong hai buổi điều trần tối ngày 20 tháng 11 năm 2007 và tối ngày 4 tháng 3 năm 2008, hàng ngàn đồng hương không quản ngại thời tiết lạnh lẽo đã đổ xô ra toà thị chính để nói lên nguyện vọng ủng hộ cho tên Little Saigon, vì mọi người đều nghĩ rằng danh xưng này nói lên căn cước của người quốc gia tị nạn cộng sản.

Tại buổi điều trần đầu tiên ngày 20 tháng 11, bà Madison với nụ cười ngạo mạn đã bỏ qua ngoài tai tất cả những lời tha thiết của cư dân mong muốn tên Little Saigon được chọn. Sau suốt cả đêm dài và tuyệt đại đa số mấy trăm đồng hương cùng đồng nhất phát biểu lời ủng hộ cho tên Little Saigon, hội đồng thành phố đã bầu chống danh xưng này với tỷ số 8-3 và thông qua quyết nghị đặt tên khu vực thương mãi là Saigon Business District, mặc dù tên này vừa đứng chót trong bản thăm dò ý kiến cũng như đã có hơn 90% cư dân ủng hộ tên Little Saigon trong các cuộc thăm dò khác. Ngoài ra, cũng có hơn 2,000 đồng hương ký thỉnh nguyện thư ủng hộ tên Little Saigon. Ngoài 3 nghị viên lên tiếng ủng hộ, các vị khác đều giải thích sự chống đối của họ rằng nghị viên Madison là người trách nhiệm cho khu vực 7 và họ nghĩ rằng họ nên ủng hộ quyết định của bà ấy. Nghị viên Madison cũng dùng cộng đồng khác để chống đối nguyện vọng của đại đa số người Việt. Với chủ mưu từ trước, bà Madison đã vận động một số cá nhân từ các cộng đồng khác cũng như một hội thương mãi của người Mễ phát biểu chống đối tên Little Saigon. Sau này chúng tôi mới được biết qua ông Frank Chavez, một thành viên của hội này và hiện là ứng cử viên giám sát viên quận hạt Santa Clara khu vực 2, cho biết rằng lúc đầu hội của ông đã bầu cho danh xưng Little Saigon, nhưng sau đó mấy ngày ông được hội gọi họp lại để bầu cho tên Saigon Business District do sự vận động của nghị viên Madison dùng ảnh hưởng của bà ta trên các hội viên của hội. Cũng thời gian sau đó ông Forrest Williams một nghị viên thuộc nhóm chống đối Little Saigon, tình cờ trong một cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình Việt Nam , đã buột miêng khai ra ông ta đã nói với bà Madison rằng ông ta ủng hộ bất cứ tên gì mà bà ta muốn. Điều này chứng tỏ là nghị viên Madison đã vận động đa số các nghị viên trước khi có buổi điều trần và như vậy vi phạm đạo luật Brown Act của tiểu bang California cấm đoán các vị dân cử không được vận động ngầm các vị dân cử khác có trước đa số phiếu ủng hộ cho họ. Cũng trong một cuộc phỏng vấn của đài truyền hình Việt Nam, nghị viên Madison đã nói những lời miệt thị để đời cho các đồng hương ghi nhớ, rằng là những người đến toà thị chính đêm 20 tháng 11 để nói lên tiếng nói của họ là những kẻ có nhiều thời giờ rảnh rỗi, còn bà ta phải đại diện cho những người làm hai ba job bận rộn không đến thành phố để nói lên tiếng nói của mình. Không một vị dân cử nào có thể viện cớ binh vực cho những người không quan tâm tranh đấu cho nguyện vọng của họ. Cũng như bổn phận công dân là phải tham gia tiến trình dân chủ bằng lá phiếu của mình. Không ai có thể nói là “ông tổng thống Bush không thể đại diên cho tôi vì tôi không bầu cho ông ấy”. Lời phát biểu trên đây là một sỉ nhục cho các đồng hương đã lặn lội không ngại khí hậu giá buốt và nhiều người đã phải xin hãng xưởng về sớm để tham dự buổi điều trần mà bị bà Madison hàm ý rằng họ là những kẻ thất nghiệp có nhiều thời giờ rảnh rỗi! Bà có nhớ rằng bà chính là người đang rảnh rỗi chưa có việc làm thì vớ phải chức vụ béo bở nhờ những người mà bà mạ lị là những kẻ đang thất nghiệp không?

Tuy luật sư thành phố chối cãi việc thành phố vi phạm đạo luật Brown Act, nhưng có thể để tránh rắc rối trường hợp cộng đồng nhất định thưa kiện thành phố và tìm mọi cách đưa ra ánh sáng pháp luật sự vi phạm này, ông đã khuyến cáo hội đồng thành phố hủy bỏ quyết định ngày 20 tháng 11 năm 2007. Hiện tại thành phố vẫn muốn dấu diếm không hợp tác trong nỗ lực của cộng đồng muốn đưa ra ánh sáng sự việc vi phạm đạo luật Brown Act qua nhà đạo diễn Madison Nguyễn bằng cách gây khó khăn cho sự yêu cầu của cộng đồng cung cấp tất cả tài liệu email qua về giưã các nghị viên và nhân viên thành phố liên quan đến vụ Little Saigon. Tiếp theo đó xảy ra một cuộc họp báo để nghị viên Madison và thị trưởng Chuck Reed loan báo một xảo thuật mới để giết chết tên Little Saigon bằng cách đề nghị đưa danh xưng này ra cho toàn cư dân thành phố bầu. Họ thừa biết rằng khi đưa tên Little Saigon ra cho toàn thành phố bầu, cư dân sẽ không bao giờ ủng hộ cho việc đặt tên này. Như vậy họ muốn nhờ bàn tay cử tri thành phố giết hẳn danh xưng Little Saigon một cách vĩnh viễn để cộng đồng chúng ta không cơ hội nào tranh đấu nữa. Đây là một âm mưu hết sức thâm độc được nhào nặn bởi nghị viên Madison Nguyễn và thị trưởng Chuck Reed. Nhưng trời bất dung gian, vì việc đưa ra cho cả thành phố bầu cử tốn phí hàng triệu Mỹ kim khác với ước tính của họ lúc ban đầu và vì ngân sách thành phố đang bị thâm thủng trầm trọng nên họ biết rằng hội đồng cũng như cư dân thành phố sẽ mạnh mẽ phản đối, cho nên đề nghị này đã được thu hồi. Thất bại kế này bày trò khác. Lần này họ quyết liệt hơn trong vấn đề chống đối tên Little Saigon: Cả hai đưa ra đề nghị rút quyết định không đặt tên Saigon Business District và không đặt tên nào nữa cho khu thương mãi Việt Nam .. Họ không còn giữ ý định ngụy tạo lúc ban đầu là thành phố muốn vinh danh những sự đóng góp đáng kể cho thành phố của người Việt nên mới cho một khu vực dành riêng cho cộng đồng đặt tên. Điều khôi hài nhất là cộng đồng phải chọn cái tên mà họ muốn áp đặt và không chấp nhận một tên nào khác.. Sự thật là trong giai đoạn vừa qua, cộng đồng chưa hề đòi hỏi thành phố đặt tên cho khu vực thương mãi của người Việt này mà khới thủy là do “thiện ý” cuả thành phố! Do đó, trong cuộc điều trần tối ngày 4 tháng 3 năm 2008 kéo dài tới hai giờ sáng và với số đồng hương gần 2,000 người tham gia đông đảo hơn buổi điều trần lần trước và tất cả đồng lòng cùng nói lên tiếng nói ủng hộ cho Little Saigon, hội đồng thành phố đã phê chuẩn đề nghị ngưng đặt tên vô hạn định cho khu thương mãi trên đường Story Rd. Lần này có thêm sự ủng hộ của ông phó thị trưởng Dave Cortese cho tên Little Saigon, nên kết quả cuộc bầu phiếu là 7-4 quyết định theo đề nghị của nghị viên Madison Nguyễn và thị truởng Chuck Reed đã chủ trương. Lịch sử thành phố San Jose chưa bao giờ chứng kiến hai cuộc điều trần có đông đảo người tham dự như thế mà rút cuộc đã không thèm đếm xỉa gì đến nguyện vọng của họ.. Đây là một quyết định hết sức phi dân chủ ngoài sức tưởng tượng. Điều hết sức thông thường trong chính trị Hoa Kỳ và các nước dân chủ là nguời dân cử do dân chọn lựa thường luôn đứng về phiá các cử tri đã bầu họ ra. Hai thí dụ điển hình nhất là hai vị nữ dân biểu liên bang Zoe Lofgren ở Bắc California và ở Nam California là Loretta Sanchez. Họ luôn luôn úng hộ cộng đồng người Việt trong vấn đề tranh đấu cho tự do dân chủ tại Việt Nam theo như mong ước của cộng đồng người Việt tị nạn. Do đó mà trước đây cá nhân tôi đã từng viết bài “người Việt có nên bầu cho người Việt không?”. Đây là quốc gia Hoa Kỳ gồm đủ mọi chủng tộc, chúng ta không thể kỳ thị một ai. Tuy nhiên, nếu ứng viên gốc Việt cũng có khả năng không khác xa các ứng viên khác, chúng ta nên có một chút tình cảm đồng hương. Điều căn bản tiên quyết là họ phải có đầy đủ khả năng chu toàn nhiệm vụ được giao phó. Và như tôi đã nói trên đây, phải xem xét quá trình phục vụ cộng đồng của họ để khi họ được bầu họ không trở lại phản bội các cử tri đã bầu họ ra. Đây là một bài học đích đáng cho các cử tri người Việt cho những cuộc bầu cử trong tương lai.

Vấn đề đang sôi bỏng trong cộng đồng người Việt tị nạn San Jose và đặc biệt cho cử tri gốc Việt trong khu vực 7 là có nên bãi nhiệm bà Madison Nguyễn hay không? Nhiều người không theo dõi sát các sự việc xảy ra trong hơn cả năm qua chỉ thấy mặt ngoài là bà nghị viên Madison không được cộng đồng người Việt ủng hộ chỉ vì bà không chịu theo ước muốn của cử tri người Việt như bà đang cố gắng đi khắp nơi để tuyên truyền như vậy, và cho tới lúc này bà vẫn giữ lập luận rằng những người tranh đấu cho tên Little Saigon là một nhóm nhỏ thiểu số trong cộng đồng. Nhưng sự thật không đơn giản như thế: Các nguyên nhân sâu xa tại sao bà nghị viên Madison nhất định chống đối tên Little Saigon mới là điều quan trọng. Qua sự quyết liệt chống đối này, cộng đồng người Việt tị nạn đã nhìn thấy rõ bộ mặt thật của bà Madison là chỉ phục vụ cho quyền lợi cá nhân phe nhóm. Sự việc bà không ngần ngại dùng mọi thủ đoạn lừa đảo, láo lường, đổi trắng thay đen mới là điều đáng để cho các cử tri đã bầu ra bà phải tìm cách bãi nhiệm bà ấy. Nghị viên Madison đã vi phạm trầm trọng sự liêm chính và trong sạch cần có của một vị dân cử và cộng đồng cùng cử tri người Việt nói riêng cũng như cử tri các cộng đồng khác nói chung không còn có thể tin tưởng vào bà Madison nữa và chỉ còn cách duy nhất là bãi nhiệm bà để chọn một người đại diện khác xứng đáng thay thế cho bà trong chức vụ nghị viên. Không cử tri nào có thể chấp nhận người do họ bầu ra sau đó quay lưng phản bội và cay đắng hơn nưã là khinh thường miệt thị họ vì động lực chính là tư lợi cá nhân.

Ngày 3 tháng 5 năm 2008
TS Lê Hữu Phú

http://blog.360.yahoo.com/blog-SirnmGc7dK4PJ7elPebp_Nrpv9AR