Thursday, May 14, 2009

Chuổi dài đấu tranh và xây dựng cộng đồng của người Việt San Jose trong hai năm qua

Chuổi dài đấu tranh và xây dựng cộng đồng của người Việt San Jose trong hai năm qua

Từ biến cố đặt tên gì, ý nghĩa của nó ra làm sao cho một khu thương mại người Việt Nam trên đường Story, với sự ra đời của Phong Trào Cử Tri San Jose Đòi Dân Chủ, của Ủy Ban Bãi Nhiệm Nghị Viên Madison, của Vụ kiện Brown Act rồi đến tổ chức mang tên Liên Đoàn Cử Tri Người Việt Bắc Cali, là một chuổi dài đấu tranh nhọc nhằn và xây dựng cộng đồng của người Việt tại thành phố San Jose. Những việc làm của các tổ chức nói trên theo thời gian được tuần tự giải quyết, đã chứng minh khả năng làm việc của họ, với sự yểm trợ nồng nhiệt, tích cực của đồng hương. Kết quả của mỗi hoạt động khác nhau, nhưng đã nói lên được sự đoàn kết, sự hy sinh và sự quyết tâm của cả tập thể người Việt trong vùng đối với hiện tượng “quỷ quái” Madison Nguyễn.

Nhìn chung, dựa trên mức độ nhận thức của từng cá nhân và điều kiện sẳn có thì sự đóng góp tài chánh, công sức, thời gian, dù ít, dù nhiều của mỗi người hiểu theo giá trị đồng đều được xem như ngang nhau. Nhưng, nếu được hiểu theo giá trị thực tế của phương pháp cân, đo, đong, đếm trong toán học thì lại khác.

Hiểu theo nghĩa toán học, thì những cá nhân trong sinh hoạt cộng đồng khi nhận thức ra việc mình đã làm được trong tổ chức mình tham gia, chỉ là một hạt cát trong bãi sa mạc thì mọi người sẽ vui vẻ, bình thản đối với sự thành, bại. Vì “Thua keo này, ta bày keo khác”. Nhưng khi nghĩ rằng cần phải đong, đo, cân, đếm để tính hơn, tính thua và kể lễ công lao thì vấn đề buồn, vui trong nội bộ sẽ không tránh khỏi.

Theo sự sắp đặt của tạo hóa thì chỉ có một vũ trụ, một không gian. Trong vũ trụ này có hàng hà sa số hành tinh. Mỗi hành tinh lớn hay nhỏ, hành tinh nào cũng nằm trong một quỷ đạo của chính mình. Nhờ quy luật này sự lộn xộn không xảy ra, không làm cho các hành tinh va chạm vào nhau.

Trong đời sống xã hội, con người có thể tự coi mình là một hành tinh vì sự kỳ diệu của mỗi cá nhân mà tạo hóa đã ban cho. Nhưng, đừng bao giờ nghĩ mình là một “tiểu vũ trụ” để sắp đặt này, nọ, bắt mọi người nghe theo.

Trong sinh hoạt cộng đồng, nếu ai cũng cho rằng sự đóng góp của mình nhiều hơn, trội hơn và ý kiến phải bình đẳng tuyệt đối trong quan hệ làm việc thì không có hai chữ “hệ thống” của một tổ chức. Nói một cách khác, khi làm việc cộng đồng, nếu ai cũng chủ quan cho rằng mình là “tiểu vũ trụ”, thì trong phạm của một cơ chế nhỏ bé các “tiểu vũ trụ” đụng nhau là điều không tránh khỏi.

Với danh xưng Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại lưu vong, các hoạt động của tổ chức này tự nó đã mang đặc tính tự nguyện. Những cá nhân làm việc trong các cơ chế không bị ràng buộc với bất cứ một quyền lợi nào này, là thành phần rất ít trong số trên hai triệu người Việt ở hải ngoại. Nên giá trị, ý nghĩa sự đóng góp của họ trong việc xây dựng cộng đồng, duy trì tinh thần người quốc gia chống cộng, đấu tranh để bảo vệ danh dự cộng đồng là những việc làm cao quí, thiết nghĩ khi phê phán chúng ta phải dè dặt, thận trọng.

Nếu mọi người góp công, góp của vào việc chung, ai cũng đòi hỏi những người lãnh đạo tổ chức quần chúng “ nên làm thế này, nên làm thế kia…” hay “phải như vầy mới đúng, làm như vậy là sai…” thì có lẽ cho đến ngày nay không có danh xưng Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại, vì nó đã tan rả lâu rồi. May mà trong cộng đồng những người “xách mé này, kia” không nhiều. Vì không có một tổ chức, đoàn thể nào có khả năng làm thỏa mãn hết ý kiến của hàng trăm người, hàng ngàn người, hàng vạn người, đặc biệt đối với vấn đề nhạy cảm là sự đóng góp tài chánh của đồng bào. Trong khi những người dám đứng ra kêu gọi và chấp nhận sự yểm trợ tài chánh của đồng hương, chắc chắn tâm hồn họ đã có sẵn sự trong sáng. Nên tôi nghĩ! Chúng ta không cần phải lo!

Là một người đã tham gia sinh hoạt trong cộng đồng nhiều năm với nhiều hình thức, tôi dễ cảm thông, tôi dễ thấy được những khó khăn các tổ chức thường gặp phải.

Không ít người đã lầm lẫn không phân biệt được khi đem so sánh việc làm của một Hội Ái Hữu của tỉnh này, Hội Ái Hữu của lực lượng kia, hay của Tổ chức A, của Đảng phái B, với các hoạt động của Ban Đại Diện Cộng Đồng, hoạt động của Phong Trào Cử Tri San Jose Đòi Dân Chủ, hoạt động của Ủy Ban Bãi Nhiệm nghị viên Madison, việc đeo đuổi Vụ kiện Brown Act hay sự ra đời của Liên Đoàn Cử Tri Người Việt Bắc Cali.

Nếu mọi người nhìn thấy được sự hoạt động của các tổ chức Hội đoàn, Đảng phái chỉ là những hoạt động có tánh cách “cục bộ”, tương thân, tương trợ, so với hoạt động của Ban Đại Diện, Phong Trào Cử Tri Đòi Dân Chủ, Vụ kiện Brown Act, Recall Madison, Liên Đoàn Cử Tri Người Việt là những hoạt động rộng lớn mang tánh cách “quảng đại quần chúng” là hai hệ thống tổ chức khác nhau, thì mới nhận ra được những khó khăn trăm bề trong việc điều hành khi thiếu những phương tiện tài chánh căn bản tối thiểu. Khi nhận ra được như vậy, thì mọi người mới thấy được sự đóng góp của mình thật nhỏ nhoi so với tâm huyết, thiện chí của những người chịu đứng ra làm việc cộng đồng. Nói theo thuyết nhà Phật thì “công đức” của họ “vô lượng”.

Vì thấy và hiểu được giá trị của từng việc làm, từng sự hy sinh của những người gánh vác việc chung tôi tự nghĩ mình sẽ có lỗi với họ nếu nghi ngờ về lập trường đấu tranh và tư cách thiếu trong sạch của họ trong vấn đề chi tiêu tiền quyên góp được của đồng bào. Chẳng những vậy còn xúc phạm đến danh dự của họ, là những người tuy chúng ta không nói ra nhưng ai cũng hiểu đó là… mặt mũi của cộng đồng, là … danh dự của cộng đồng.

Tôi tin rằng đa số những người thường có mặt trong các buổi sinh hoạt cộng đồng, đóng góp tiền bạc cho sinh hoạt cộng đồng đều muốn cộng đồng chúng ta mỗi ngày mỗi lớn mạnh, vững vàng để được chính quyền địa phương và các sắc dân bạn nể trọng. Trong các buổi sinh hoạt này chắc chắn không tránh khỏi sự trà trộn của bọn Việt cộng hoạt động tình báo tại hải ngoại, của bọn Việt gian đón gió, trở cờ. Vì đó là những cơ hội để bọn chúng đi tìm hiểu việc làm của chúng ta, là cơ hội bọn chúng đi bỏ nhỏ, đi rỉ tai, để gây hoang mang trong lòng người quốc gia nhẹ dạ.

Trong phạm vi của một buổi hội họp, bàn bạc, người ta thường đưa ra những ý kiến bao hàm sự nghịch lý lẫn thuận lý. Ý kiến được đưa ra là điều kiện cần trong sinh hoạt dân chủ. Nhưng những ý kiến nghịch lý thường không được mọi người chấp nhận, vì thiếu điều kiện đủ là những chi tiết chứng minh cần thiết . Do đó, để bảo vệ những điều nghịch lý của mình người nêu ra chỉ còn cách đi bỏ nhỏ, rỉ tai người chung quanh để tìm đồng minh. Bọn tình báo Việt Cộng lợi dụng mâu thuẩn này để gây xáo trộn cộng đồng.

Hiện nay có những luồng gió độc đang thổi vào các hoạt động của cộng đồng người Việt quốc gia tại San Jose, như Ban Đại Diện Cộng Đồng VN Bắc Cali của ông Nguyễn Ngọc Tiên có làm được việc gì ích lợi cho đồng hương đâu mà cứ bầu tới, bầu lui làm chi cho mất công, tốn của; như vụ kiện Brown Act của ông Luật sư Đỗ Văn Quang Minh, Tiến sĩ Lê Hữu Phú, cô Trina Nguyễn có đi tới đâu đâu mà cứ kiện tới kiện lui để xin tiền đồng bào; như Liên Đoàn Cử Tri của Luật sư Ngô Văn Tiệp, Thomas Nguyễn, Lê Lộc, Hồ Vũ, Lưu Phương, Bùi Sơn, Braley, Bảo Anh… vì thua me nên gỡ bài cào để moi tiền thêm của đồng bào nhẹ dạ, vân vân và vân vân. Những kẻ đang phù mỏ dùng ống đu đủ để thổi những luồn gió độc vào cộng đồng người Việt quốc gia là ai, chắc mọi người đã nhìn thấy. Bên cạnh đó còn có luận điệu ru ngủ “thôi thì dĩ hòa vi quí, cũng là người Việt với nhau cả mà…”. Nhưng tôi tin rằng chúng ta không thể “dĩ hòa vi quí” với một người đại diện đã khinh miệt cả người già lẫn người trẻ, và vì quyền lợi cá nhân bỏ mặc nguyện vọng chính đáng của cử tri mình.

Để chấm dứt câu chuyện, tôi xin kể lại một, hai giai thoại giữa Khổng Tử và Lão Tử trong bộ Sử Ký của Tư Mã Thiên để những người Việt quốc gia chân chính cùng chiến tuyến, đang đấu tranh cho lẽ phải, cho danh dự cộng đồng cùng nhau suy ngẫm:

“Không Tử khi qua Chu, đến gặp Lão Tử để hỏi về Lễ, Lão Tử trả lời: “Những người ông nói đó, thịt xương đều đã nát cả rồi, chỉ còn lại lời nói của họ thôi. Vả lại người quân tử gặp thời thì ngồi xe ngựa, không gặp thời thì đội nón lá mà đi chân không. Tôi nghe nói người đi buôn thì hay dấu kỹ vật quí, coi bề ngoài như không thấy gì; người quân tử đức cao thì dung mạo bề ngoài như ngu độn. Ông nên bỏ cái khí kiêu căng, cái lòng đa dục, cái vẻ hăm hở cùng cái chí quá hăng của ông đi, những cái đó không có ích gì cho ông đâu. Tôi chỉ khuyên ông có vậy thôi.”

Khổng Tử về, gặp các môn sinh nói: “Loài chim ta biết nó bay được; loài cá ta biết nó lội được; loài thú, ta biết nó chạy được. Chạy thì ta dùng lưới để bẩy. Lội thì ta dùng câu để bắt. Bay thì ta dùng tên để bắn. Đến loài rồng cỡi gió mây mà lên trời thì ta không sao biết được.Hôm nay ta gặp ông Lão Tử, ông là con rồng chăng?”.

Cũng trong Bộ Sử Ký của Tư Mã Thiên chép lại lời Lão Tử khuyên tánh ngạo mạn của Khổng Tử như sau: “Tôi nghe nói người giàu sang tiển nhau bằng tiền bạc, người nhân hậu tiển nhau bằng lời nói. Tôi không phải là người giàu sang, mạn phép tự coi là người nhân mà tiển ông bằng câu này: Kẻ thông minh và sâu sắc thì khó sống vì ham phê bình người; kẻ giỏi biện luận, biết nhiều thì nguy tới thân vì hay nêu cái xấu của người. Kẻ làm con và kẻ làm tôi đều không có gì để giữ mình cả.” (Trong Lão Tử, Đạo Đức Kinh của tác giả Nguyễn Hiến Lê).

Đặng thiên Sơn
14 tháng 5/ 2009

---