Thursday, October 29, 2009

DTS: Nhìn ra vấn đề mới hành động chính xác để khỏi phí công, uổng sức

Nhìn ra vấn đề mới hành động chính xác để khỏi phí công, uổng sức.

· Đặng thiên Sơn

Nhiều ngày trong tuần lễ vừa qua, các cơ quan truyền thanh, báo chí, truyền hình, đặc biệt là về phía Mỹ đã nói về trường hợp một sinh viên Việt Nam tại trường Đại học San Jose State, ban toán học, đến từ thành phố Hồ tặc đã bị cảnh sát San Jose dùng “Baton” đánh lên đầu và bắn súng “Taser” sau khi họ đã còng tay người sinh viên này .

Câu chuyện bắt đầu trở thành ầm ỉ khi báo San Jose Mercury News phát hành tại San Jose tung ra hai bài viết có tựa đề “ “Những âm thanh tệ hại” (The worst part is the sound) và “ Bằng video đã cho thấy Cảnh sát San Jose dùng “Baton”, súng “Taser” bắn kẻ bị tình nghi (San Jose police officers caught on video using baton, Taser gun on suspect) trong hai ngày 24 và 25 tháng mười 2009. Kèm với bài viết là đoạn video dài 2 phút 53 giây, chứng minh cảnh sát đã hành động trái phép. Đoạn video này được quay bằng điện thoại cầm tay, và được văn phòng luật sư Nguyễn Hoàng Duyên cung cấp. Theo tường thuật thì câu chuyện đã xảy ra vào ngày 3/ 9/09, cách nay gần hai tháng. Được tóm tắc như sau: “Trong ngày 3/9/09, một người bạn cùng phòng với sinh viên VN tên Phương Hồ, là Jeremy Suftin đã dùng xà bong đổ vào đĩa thịt bò Hồ đang ăn. Trong lúc lời qua tiếng lại, Phương Hồ đã cầm con dao cắt thịt chỉ vào Jeremy Suftin với những lời lẽ hăm dọa. Jeremy Suftin gọi 911 và cảnh sát đến. Khi cảnh sát đến nơi thì sự cải vả đã chấm dứt, Phương Hồ không cầm vũ khí nào trên tay. Vì tiếng Anh kém, Phương Hồ không hiểu lời yêu cầu của cảnh sát biểu đưa tay ra để “chịu trói” nên tỉnh bơ định bỏ đi ra chỗ khác, nhưng đã bị cảnh sát đè xuống còng tay lại. Tiếp theo đó là trận đòn “Baton” của cảnh sát viên Kenneth Siegel giáng xuống và mùi súng “Taser” của cảnh sát viên Steven Payne Jr. tặng cho Phương Hồ. Sau đó, sinhviên này bị câu lưu một ngày một đêm tại sở cảnh sát… Khi trả lời phỏng vấn báo San Fransico Chronico , Phương Hồ cho biết vì không hiểu tiếng Anh nên không biết cảnh sát muốn gì, mới bị họ đè xuống còng tay. Và vì không hiểu luật pháp Hoa Kỳ nên mới nhờ luật sư can thiệp chậm trể như vậy”.

Ngay khi báo báo SMN đặt vấn đề, Cộng Đồng VN chưa kịp lên tiếng, thì Thị trưởng Chuck Reed, sĩ quan cảnh sát Ronnie Lopez, nghị viên khu vực 3 là Sam Licarrdo, nghị viên Kansen Chu khu vực 4, đã đồng loạt lên tiếng. Những nhân vật này cho biết chính quyền đang mở cuộc điều tra để làm sáng tỏ sự việc. Sự quá mau mắn của Chuck Reed và sở cảnh sát đã cho thấy khác biệt lớn lao, so với sự kiện cảnh sát San Jose bắn chết Daniel Sơn Phạm ngày 10/5/09. Trong vụ Daniel Sơn Phạm, mặc dù chính quyền, sở cảnh sát, biện lý cuộc nhận được hàng ngàn thỉnh nguyện thư của gia đình nạn nhân và cử tri VN yêu cầu điều tra minh bạch, nhưng họ vẫn im lặng không ngó ngàng gì tới. Để rồi cuối cùng, sau đó, biện lý cuộc ra phán quyết cho biết hai cảnh sát bắn Daniel Sơn Phạm không làm sai, nên miễn truy tố.

Bài viết này, không đề cập đến “đúng hay sai” về hành động của cảnh sát khi tiếp cận với dân chúng. Nếu nói sai, thì dù cho hình ảnh không rõ ràng của đoạn video với tiếng kêu gào của nạn nhân cũng đủ chứng minh cho thấy cảnh sát quá thô bạo rồi. Hơn nữa, khi ông Chuck Reed, sở cảnh sát đã lên tiếng đang tiến hành điều tra, thì thái độ đứng đắn nhứt là giữa bình tỉnh để đợi chờ kết quả. Nên vấn đề đặt ra ở đây, nếu CĐNV tại San Jose muốn là điều gì đó trong lúc chờ đợi, thì điều cần thiết là phải nhìn ra sự việc để hành động được đúng mức, chính xác.

Trước tiên đừng quên rằng, Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại là một Cộng Đồng Tỵ Nạn Cộng Sản tức Tỵ Nạn Chính Trị. Thứ hai, dù rằng trên quan hệ tình người cũng phải thấy ngay, chuyện một du học sinh bị bạo hành khác với chuyện một công dân người Mỹ gốc Việt bị cảnh sát bắn chết. Nếu xác định được hai điểm vừa kể, chúng ta mới thấy trường hợp của Phương Hồ là một trường hợp đặc biệt. Sự đặc biệt này dựa trên ba quan điểm Tình, Lý và Chính trị. Do đó, nó đòi hỏi sự tế nhị, sáng suốt và quyết định đứng đắn của từng cá nhân, của Ban Đại Diện Cộng Đồng, của những tổ chức, đảng phái, để tránh trường hợp bị “cháy túi, trắng tay”. - VỀ TÌNH: Trên phương diện nhân bản và đồng loại. Dẹp qua các thành kiến Phương Hồ là một du học sinh, là thành phần vừa hồng vừa chuyên được Việt Cộng đào tạo từ nhỏ. Nhưng, khi nhìn hình ảnh của đoạn video với âm thanh hỗn độn, khó ai tránh được sự thương hại khi tai nghe những tiếng rên la, đau đớn thảm thiết của nạn nhân. Những cảm xúc này càng tăng trong lòng người nghe, khi nghĩ đến cái chết của Daniel Sơn Phạm không được chính quyền Chuck Reed giải quyết minh bạch. (Xin mở dấu ngoặc ở đây, suy nghĩ này loại ra trường hợp nếu có những tên Việt Cộng nằm vùng tại các Toà Lãnh Sự, Tòa Đại Sứ của chúng đi ra đường bị cảnh sát Mỹ đánh, bợp tai hay cả việc bị bắn chết).

- VỀ LÝ: Từ bức xúc dồn dập chuyện này đến chuyện kia, cộng đồng VN San Jose đòi hỏi chính quyền địa phương một câu trả lời thỏa đáng là điều đương nhiên. Đòi hỏi này dựa trên tinh thần duy trì công lý mà quyền thụ hưỏng danh cho mọi sắc tộc, chớ không phải vì Phương Hồ là người VN. Lên tiếng để đòi hỏi chính quyền xác định thái độ, hành động của cảnh sát khi tiếp cận với người dân tới mức độ nào mới đúng, đối với những người không có vũ khí nguy hiểm trên tay hay họ không có hành động nào nguy hại đến cảnh sát? Câu hỏi này, người dân cần sự trả lời rõ ràng để còn tin tưởng hay không vào sự làm việc cảnh sát.

- VỀ CHÍNH TRỊ: Phương Hồ là người của chế độ cộng sản VN. Phương Hồ là thành phần ưu tú của đảng và nhà nước VC được xuất cảng sang Hoa Kỳ. Do đó, kẻ có đủ tư cách pháp nhân ra mặt bảo vệ, binh vực quyền lợi cho Phương Hồ là bọn VC nằm vùng tại San Fransico, chớ không phải là người Việt tỵ nạn CS, Ban Đại Diện CĐVN hay bất cứ một đoàn thể nào tại San Jose .

Có những suy nghĩ cho rằng, Tòa Lãnh Sự VC tại SF không lo cho Phương Hồ, thì đây là cơ hội người Việt quốc gia đứng ra lo, để lôi kéo những du học sinh, con cháu VC về với chính nghĩa quốc gia. Đây là suy nghĩ hời hợt, thiếu chính chắn. Tại sao không nghĩ ngược lại, chính Việt Cộng tại S.F đang tung ra vấn đề Phương Hồ lúc này sau khi đã tính toán kỹ. Nhưng, VC dấu mặt và mở rộng cửa cho những kẻ hấp tấp bước vào cái bẩy mà chúng đã giăng ra. Bởi vì nếu VC ra mặt, thì đâu còn chỗ trống để CĐVN nhảy vào đòi công lý (?)

Hãy nghĩ, Phương Hồ bị cảnh sát “hành hung” xảy ra tới nay đã gần hai tháng. Nhưng tại sau hôm nay văn phòng luật sư của nạn nhân mới tung ra trên báo SMN để làm rùm beng? Phải chăng điều này là sự sắp xếp, tính toán kỷ của kẻ chủ mưu đứng sau lưng? Có ba giả thuyết được mọi người bàn tán đến:

1/ Giả thuyết 1: Sự tung tin trên báo chậm trể vì sự trao đổi mua bán, giá cả đoạn video giữa với luật sư của Phương Hồ và Dimitri Masouris, người đã quay được đoạn phim tới lúc này mới ngả giá xong.

2./ Giả thuyết 2: Cuối tháng 10/09, là thời điểm Việt Cộng tung tiền ra thuê mướn luật sư, báo chí và bật đèn xanh làm lớn chuyện để lôi kéo cộng đồng VN nhập cuộc. CĐVN vốn nhạy cảm và đang bất mãn chính quyền về chuyện Daniel Sơn Phạm nên hăng hái đấu tranh đòi công lý. Vô tình làm bung xung tốt cho VC .

Nếu cộng đồng Việt Nam San Jose nhúng tay sâu vào chuyện Phương Hồ. Việt Cộng có những điều lợi sau đây:

- VC Mượn sức của CĐVN để làm giá với chính quyền San Jose , mà qua vụ Little Sàigòn ai cũng thấy ít ra Chuck Reed và Madison Nguyễn là hai người có cảm tình với VC, nên việc trao đổi không khó.

- VC muốn CĐVN nhúng tay vào chuyện Phương Hồ, là cách chuyển hướng “mũi nhọn” người Việt quốc gia đang nhắm tới là đối phó với cái gọi là “Meet VN” trong hai ngày 15 và 16/11 của chúng tại S.F bị chểnh mản, yếu đi.

- Việt Cộng lợi dụng sự nhúng tay nhiệt tình của CĐVN vào vụ Phương Hồ để tuyên truyền trong nước rằng, CĐVN tại San Jose đúng là một bộ phận của VNCS vì rõ ràng sự hăng hái bảo vệ một du học sinh đã chứng tỏ tinh thần: “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”.

3./ Giả thuyết 3: Là điều kiện Việt Cộng cần phải có có để đào sâu thêm sự rạn nứt giữa CĐVN với chính quyền. Từ đó, VC và tay sai sẽ rêu rao CĐVN tỵ nạn cộng sản là thành phần gây rối, quá khích. Mục đích này chúng chuẩn bị cho việc bầu cử năm 2010 sắp tới.

Chính vì vậy, sau khi đã lên tiếng và làm những điều cần làm như Ban Đại diện Cộng đồng VN/BCL đã gửi văn thư đến Thị trưởng, Sở Cảnh sát San Biện Lý Cuộc yêu cầu mở cuộc điều tra. Như LĐCTNV/BCL cũng như các đoàn thể tổ chức họp báo trước tiền đình City hall chiều ngày 27/10/2009, thiết nghĩ đã quá đủ. Phần còn lại hãy để cho “cha mẹ đở đầu” của các du học sinh là bọn VC nằm vùng tại S.F và những kẻ thân cộng “thụ lý”. Nếu tiến xa hơn như kêu gọi biểu tình, thì e rằng sẽ trở thành một kịch bản khôi hài của vở tuồng “Anh hùng cứu mỹ nhân” khi đây không phải là việc làm của những người Việt tỵ nạn cộng sản sáng suốt.

* Đặng thiên Sơn (28 tháng 10/09)

---

Friday, October 9, 2009

CÔNG LÝ CHO DANIEL PHA.M VÀ NHỮNG CƯ DÂN LƯƠNG THIỆN

San Jose, Bắc California, HK: Cuộc tập hợp vì công lý và sự minh bạch của chính quyền

CÔNG LÝ CHO DANIEL PHAM VÀ NHỮNG CƯ DÂN LƯƠNG THIỆN


* Nguyễn Châu (08/10/09)

Lúc 11 giờ trưa thứ Ba, ngày 6-10-2009, trước tiền đình Cơ quan Quận Hạt Santa Clara, nơi có Văn Phòng của Biện Lý Doloris Carr, đã diễn ra một cuộc tập hợp của các cư dân Thành Phố San Jose để đòi hỏi Văn Phòng Biện Lý Quận Hạt phải triệu tập một ĐẠI BỒI THẨM ĐOÀN CÔNG KHAI để giải trình vụ án cảnh sát San Jose đã bắn chết thanh niên Daniel Phạm tại phía sau vườn nhà anh ta. Được biết Daniel Phạm 27 tuổi, đang mắc bệnh tâm thần.

Theo Ban Tổ Chức, sở dĩ có cuộc tập hợp này, là vì bà Biện Lý Quận Hạt Santa Clara, Dolores Carr đã bác bỏ yêu cầu của cộng đồng Việt Nam về việc triệu tập một ĐẠI BỒI THẨM ĐOÀN công khai để điều tra trường hợp này và bà Biện Lý dự định triệu tập một ĐẠI BỒI THẨM ĐOÀN HỌP KÍN, vào ngày thứ Ba, 13-10-2009 sắp tới để giải trình vụ cảnh sát San Jose bắn chết thanh niên gốc Việt Daniel Phạm. Trong cuộc họp kín này, cha mẹ của nạn nhân vụ thảm sát là ông bà Phạm Vinh – Đỗ Lan không được tham dự. Đây là một điều không thể chấp nhận được về cả hai mặt pháp lý và văn hóa nhân bản. Không thể nào chấp nhận sự kiện con bị cảnh sát bắn chết một cách phi lý mà cha mẹ bị tước đoạt quyền được biết tại vì sao!

Cuộc tập hợp và họp báo lúc 12 giờ 30 trưa thứ Ba, ngày 6 tháng 10-2009, do Ban Đại Diện Cộng Đồng Việt Nam kêu gọi đã được sự hỗ trợ tích cực của nhiều sắc dân trong thành phố và được bảo trở bởi:

- Liên Minh vì Công Lý và Trách Nhiệm Giải Trình

- - Sillicon Valley De-Bug

- - Asian Law Alliance (Tổ Chức Hỗ Trợ Pháp Lý Á Châu)

- - SIREN (Services, Immigrant Rights and Education Network/ Hệ Thống Dịch Vụ về Quyền Di Dân, Tỵ Nạn và Giáo Dục).

Mặc dù được tổ chức vào ngày làm việc, nhưng buổi tập hợp đòi công lý cho Daniel Phạm vẫn có đủ đại diện các Hội Đoàn, đoàn thể và các nhân sĩ trong cộng đồng cùng với một số cư dân từ các cộng đồng bạn.

Đại diện Asian Law Alliance, ông Richard Conda đã lên án hành động bắn người một cách vô cảm của cảnh sát, ông đã nói đến một cold-blooded execution tức là một cuộc hành quyết tàn ác và nhẫn tâm. Ông đặt vấn đề tại sao cho đến nay vẫn không ai biết được chuyện gì đã xảy ra phía sau vườn nhà Daniel Pham, không có một nhân chứng nào và cũng không có một phúc trình nào của cảnh sát cả? Ông cho rằng, để cho linh hồn của Daniel Phạm thực sự được yên nghỉ thì công lý cần phải làm sáng tỏ vụ thảm sát này.

Thay mặt Sillicon Valley De-Bug, anh Raj Jayadev phát biểu rằng Chúng tôi có mặt hôm nay nơi đây để hỗ trợ cộng đồng Việt Nam đòi công lý cho gia đình Daniel Phạm cũng như cho tất cả các nạn nhân của cảnh sát San Jose từ trước tới nay. Anh cho rằng bà Biện Lý Dolores Carr là một giới chức dân cử, bà được dân bầu để bảo vệ dân. Bà phải làm đúng chức năng của một vị dân cử, phải bảo vệ dân chứ không nên tìm cách che chở cho hành động tàn bạo của cảnh sát đối với các cư dân. Nếu không từ nay trở đi cư dân sẽ sợ hãi không dám gọi cảnh sát đến cứu mình nữa. Bởi vì người ta gọi cảnh sát đến để giúp đỡ gia đình chứ không phải đến để tàn sát người nha của họ!

Một người Mỹ da trắng, thuộc đài Truyền Hình Số 2 đã phát biểu rằng tôi đã có ý kiến là thành phố San Jose phải tuyển thêm nhiều cảnh sát gốc Việt để thuận lợi trong ngôn ngữ và cần phải hiểu văn hóa Việt Nam. Tôi nghĩ là phải triệu tập một Đại Bồi Thẩm Đoàn Công Khai vì chúng ta cần sự minh bạch và công lý.

Người cha bất hạnh của nạn nhân Daniel Phạm, ông Vinh Phạm đã bày tỏ lòng biết ơn đối với cộng đồng Việt Nam, đối với các tổ chức vì công lý và các đoàn thể cộng đồng cũng như các nhân sĩ đã đến hỗ trợ buổi họp báo đòi công lý cho Daniel Phạm. Ông giới thiệu vợ ông, bà Lan Đỗ, người mẹ sầu thảm của Daniel Phạm, đã từng ở bên cạnh con 27 năm ròng rã, giờ đây mỗi buổi chiều lững thững tìm ra chỗ máu đọng trong vườn, nơi Daniel Phạm bị cảnh sát bắn chết, khóc lóc, kể lể và cầu kinh… trông thật vô cùng bi thiết.

Buổi họp báo đầy bi thương và phẫn nộ được các đài truyền hình số 5 Eyes Witness, NBC, đài số 2 và nhiều báo chí Việt, Mỹ trong Vùng Vịnh chứng kiến, thu hình và ghi nhận.

Người ta thấy anh Lê Lộc ôm một hộp lớn đựng thỉnh nguyện thư đã ký và một tập thỉnh nguyện thư chưa ký đi mời những người Mỹ da trắng tham dự, ký tại chỗ, họ tỏ ra sẵn sàng ủng hộ việc làm này của cộng đồng Việt Nam.

Sau phần họp báo, phái đoàn đòi công lý cho Daniel Phạm đã đến văn phòng bà Biện Lý Quận Hạt Santa Clara Dolores Carr để nộp hơn một ngàn bản thỉnh nguyện thư mà Liên Đoàn Cử Tri Người Việt đã thu thập được từ mấy tháng qua cũng như trong buổi tập hợp này. Thế nhưng, sau mười phút chờ đợi tại Văn Phòng, phái đoàn không thấy bà Biện Lý Quận Hạt Santa Clara Dolores Carr xuất hiện. Một người xưng là đại diện của bà Biện Lý Quận Hạt đã mời phái đoàn và các đoàn thể ra phía trước cửa chính Văn Phòng Quận Hạt để xin nhận và hứa sẽ chuyển lại.

Tại đây, nhiều người thuộc các cộng đồng bạn đã phát biểu ý kiến nội dung đòi hỏi chính quyền phải minh bạch trong việc làm sáng tỏ vụ cảnh sát thảm sát Daniel Phạm.

Đặc biệt, luật sư Đỗ Văn Quang Minh, trên đường đi làm việc tại Tòa Án, đã ghé lại và bày tỏ sự bất bình đối với vụ thảm sát và cho biết ông sẵn sàng dấn thân hỗ trợ cuộc đòi hỏi công lý cho Daniel Phạm.

Một thành viên của Liên Đoàn Cử Tri Người Việt Bắc Cali cho báo chí biết thêm một chi tiết của vụ thảm sát, đó là cho đến nay, chính quyền cũng như sở cảnh sát San Jose vẫn chưa tiết lộ tên của nhân viên cảnh sát Mỹ đã bắn chết Daniel Phạm. Đây là một chi tiết khá quan trọng đối với cuộc tranh đấu đòi hỏi sự minh bạch và công lý.

Ông Nguyễn Ngọc Tiên, Chủ tịch Ban Đại Diện Cộng Đồng phát biểu rằng cuộc tập hợp và họp báo này không chỉ nhằm đòi hỏi công lý cho Daniel Phạm và sự minh bạch của chính quyền thành phố San Jose mà còn có mục đích đòi hỏi chính quyền phải bằng mọi cách ngăn chặn những hành vi tàn bạo và vô cảm của cảnh sát đối với cư dân trong tương lai. Ông mong rằng từ nay sẽ không xảy ra những trường hợp bi thảm tương tự nữa, đặc biệt là trong các cộng đồng thiểu số, để dư luận không hoài nghi rằng dường như có dấu hiệu của sự kỳ thị chủng tộc trong hành động của cảnh sát.

Trước sự tham gia tích cực của nhiều cư dân da trắng, Mễ Tây Cơ, Ấn độ, Phi-luật tân, Trung Hoa trong cuộc họp báo cũng như trong đếm thắp nến cầu nguyện đầy bi phẫn trước tiền đình Quận Hạt Santa Clara, nhiều đồng hương Việt Nam đã tự hỏi tại sao vị nghị viên gốc Việt trong Hội Đồng Thành Phố là bà Madison Nguyễn lại hoàn toàn im lặng trước cái chết oan ức của đồng hương Daniel Phạm bị bắn ngay trong Ngày Mother’s day, đến nay đã gần năm tháng? Máu đồng hương lại chảy, sao lần này ruột bà Madison Nguyễn lại cứng đơ?

Bà sợ giẫm chân vào khu vực của Nghị viên Kansen Chu ư ? Chắc không phải vậy đâu! Bởi vì, tất cả mọi con người có lòng nhân ái, có tình đồng chủng, có lương tâm… đều có quyền lên tiếng kêu oan cho đồng hương của mình, không phân biệt ranh giới khu vực hành chánh.

Cộng đồng Việt Nam còn nhớ mấy năm trước đây, chính cô Madison Nguyễn đã rất xông xáo đấu tranh trong vụ cảnh sát San Jose bắt chết bà Trần Thị Bích Câu, nay trở thành nghị viên sao bà lại chẳng nói tiếng nào?

Đêm thắp nến nguyện cầu và đòi hỏi công lý cùng sự minh bạch cho cái chết oan ức của Daniel Phạm đã diễn ra trong niềm cảm thông sâu xa của nhiều sắc dân trong thành phố, những ngọn nến lung linh, chập chờn như đang thao thức cùng hồn oan của Daniel Phạm, thúc giục Cộng đồng các cư dân Thành Phố kiên trì đấu tranh để chính quyền thành phố phải trả lại công lý cho Daniel Phạm. Những người biểu tình đã hô to khẩu hiệu Justice for Daniel Phạm! Now!, Open Grand Jury! Now! và We deserve Answer! Now!

Đài Truyền số 5 đã trực tiếp tường thuật buổi thắp nến đầy xúc động này khắp vùng vịnh. Trong lời phát biểu sau cùng, anh Raj Jayadev của Sillicon Valley De-Bug nhấn mạnh rằng bà Biện Lý Quận Hạt Dolores Carr là một giới chức dân cử, bà không thể quay lưng với cử tri đã bỏ phiếu cho bà. Anh cho rằng buổi chiều lúc phái đoàn đem nộp thỉnh nguyện thư, có thể bà đã tìm cách lánh mặt. Raj Jayadev long lọng hứa trước đêm thắp nến và linh hồn Daniel Phạm là sẽ sát cánh với cộng đồng Việt Nam tranh đấu cho đến khi công lý được trả lại.

Cuộc họp báo và đêm tháp nến chấm dứt lúc 9 giờ đêm, cuộc chia tay giữa những người khác sắc dân nhưng cùng một chí hướng và hoàn cảnh thật đầy lưu luyến và cảm động.

NGUYỄN CHÂU

http://www.vietmotion.com/tienggoidantoc/?p=5518

---

Wednesday, October 7, 2009

dts: Từ nghị quyết Cờ Vàng, xây tượng đài tại tiểu bang Washington

Từ nghị quyết cờ vàng, xây tượng đài tại tiểu bang Washington đến nghị quyết 36 của Việt Cộng

Đặng thiên Sơn

Người ta còn nhớ vào ngày 05 tháng 2 năm 2004, ông Pam Roach, Thượng nghị sĩ tiểu bang Washington đã đưa ra thảo luận tại thượng viện tiểu bang này hai nghị quyết. Nghị quyết thứ nhất, công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa là biểu tượng của người Việt tỵ nạn cộng sản. Nghị quyết thứ hai, ủng hộ dự án xây tượng đài kỷ niệm các chiến sĩ chiến đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền dưới thời chính phủ VNCH.

Trước quyết định này, ngày 10-2-2004, đại sứ VC là Nguyễn Tâm Chiến đã vội vả viết một văn thư dài hai trang đánh máy gởi đến văn phòng Thượng nghị Sĩ Pam Roach để phản đối. Những luận cứ Nguyễn Tâm Chiến đưa ra đã chứng tỏ sự hiểu biết nông cạn của một cán bộ ngoại giao cao cấp VC về các thể chế chính trị trên thế giới. Trong thư phản đối, Nguyễn Tâm Chiến nói lòng vòng về quan hệ Mỹ - Việt và kể những thiện chí sau ngày hai nước thiết lập bang giao. Trong thư phản đối đó có ba điểm đáng chú ý, xin tóm lược như sau:

Thứ nhứt, Nguyễn Tâm Chiến nói sau 30 năm cờ vàng ba sọc đỏ không còn là biểu tượng của chính quyền nước Việt Nam Cộng Hòa nữa, nên tiểu bang Washington công nhận cờ vàng và xây dựng tượng đài là hành động phủ nhận nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam - một nước có quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ từ năm 1995.

Thứ hai, Nguyễn Tâm Chiến cho biết từ khi có bang giao Mỹ -Việt, Việt Nam đã làm hết sức mình để quên quá khứ, nhìn về tương lai. Vì vậy, tiểu bang Washington vinh danh cờ vàng và cho xây tượng đài là dấu hiệu khơi lại quá khứ đau buồn và làm sống dậy hận thù giữa Mỹ và Việt Cộng.

Và điều thứ ba, trơ trẽn và sống sượng hơn khi Nguyễn Tâm Chiến nham nhở nói : “Với một chính sách vững chắc, Việt Nam hoan nghênh các hoạt động tham gia của người Mỹ gốc Việt trong việc mở rộng quan hệ qua lại có lợi giữa Việt Nam - Hoa Kỳ và sự hội nhập thiết thực của họ vào giòng chính trị chính của đời sống Hoa Kỳ. Việt Nam hy vọng mạnh mẻ rằng cộng đồng người Mỹ gốc Việt với khoảng gần 50 ngàn người đã chọn tiểu bang của ông làm quê hương mới, cũng sẽ tiếp nhận tinh thần thân hữu và hợp tác (As a consistent policy, Vietnam welcomes active participation by Vietnamese Americans in expanding the mutually beneficial relationship between Vietnam and US and their effective integration into the mainstream of the US life. It is Vietnam's strong hope that the community of Vietnamese Americans, about nearly fifty thousand of whom have chosen your State as their new home, will also adopt the spirit of friendship and cooperation.).

Đoạn thư này, đã cho thấy Nguyễn Tâm Chiến không biết ngượng ngùng và sống sượng khi cho rằng những người Việt tỵ nạn CS - những kẻ đã bị Việt Cộng hành hạ, bắt bớ, giam cầm và cướp đoạt tài sản đến nỗi phải bỏ nước ra đi, là một bộ phận của nước Việt Nam Cộng Sản.

Hai tuần lễ sau, ngày 23-2-2004, từ văn phòng Thượng nghị sĩ Pam Roach, ông Terrell A. Minarcin viết thư trả lời Nguyễn Tâm Chiến. Với lời lẽ nhẹ nhàng, nhưng đanh thép như cha dạy con, ông Terrell A. Minarcin đã dạy tên cán bộ ngoại giao cao cấp VC một bài học đích đáng. Và cảnh cáo VC đừng can thiệp vào nội bộ của tiểu bang Washington.

Với tư cánh là một cư dân tiểu bang Washington, ông Terrell A. Minarcin cho Nguyễn Tâm Chiến biết người dân tại tiểu bang Washington không thể nào chấp nhận lá cờ máu của VC, vì đó là lá cờ đã gây ra cuộc chiến huynh đệ tương tàn, là lá cờ mang tinh thần diệt chủng. Ông Terrell A. Minarcin còn nhấn mạnh, vinh danh cờ VC là đồng lõa với tội ác và chống nhân loại nên dân tiểu bang Washington không thể làm điều này. Còn đối với việc xây tượng đài kỷ niệm, là sự bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với những người đã cống hiến sự hy sinh cao quý cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền. Riêng lá cờ vàng với ba sọc đỏ, ông Terrell A. Minarcin nhận xét chẳng những tiêu biểu cho chính nghĩa quốc gia của VNCH mà còn là biểu tượng đấu tranh cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền trên khắp thế giới. Cuối cùng ông Terrell A. Minarcin cảnh cáo đại sứ VC đừng xen vào vấn đề nội bộ của tiểu bang Washington và của những người Mỹ gốc Việt đã đóng góp vào sự phát triển thịnh vượng cho tiểu bang.

Thư trả lời của ông Terrell A. Minarcin là một cái tát nẩy lửa vào mặt Nguyễn Tâm Chiến, cũng như dạy cho tập đoàn VC biết thêm về nền chính trị Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Nếu Nguyễn Tâm Chiến hiểu được chính quyền Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ hay còn gọi là chính quyền Liên Bang Hoa Kỳ, là một nước cộng hoà được thành lập bởi các tiểu bang, thì Nguyễn Tâm Chiến đã không lôi cái gọi là “bang giao Mỹ-Việt” ra … “làm việc’ với Thượng nghị sĩ Pam Roach . Nếu Nguyễn Tâm Chiến hiểu được trên bình diện quốc tế Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hay nói cách khác chính quyền Hoa Kỳ chỉ là nhân tố chủ đạo của hệ thống chính quyền quốc gia, nhưng sự tự trị của từng tiểu bang là quyền Hiến định, thì không có vụ lôi vấn đề “bang giao Việt -Mỹ” ra làm căn bản để … “khiếu kiện”. Nếu Nguyễn Tâm Chiến hiểu “cái chung” của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ là một nước theo chủ nghĩa tự do, dân chủ, nhưng “cái riêng” là người dân trực tiếp chịu ảnh hưởng và chi phối bởi nền hành chánh với ba cơ quan Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp của tiểu bang, quận hạt và thành phố, thì không ngu ngốc đến độ phản đối việc làm của các nghị sĩ tiểu bang khi dựa vào các quyết định của chính quyền trung ương. Sự phân quyền giữa trung ương và địa phương trong chính quyền Liên Bang Hoa Kỳ, đã giải thích tại sao trên đất Mỹ nơi nào có Ban Đại Diện CĐVN là nơi đó có nghị quyết vinh danh cờ vàng, và những ngày lễ nêu cao chính nghĩa quốc gia VNCH đều được chính quyền địa phương tham gia, hổ trợ.

Thất bại trước việc ngăn cản nghị quyết cờ vàng, xây tượng đài tại tiểu bang Washington, Việt Cộng vội vả tung ra kế hoạch gây rối loạn, phá hoại sức mạnh của CĐVNHN. Kế hoạch này gọi là “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài”. Đây là “Nghị quyết 36” của VC được thứ trưởng Phan Diễn ký ngày 26/3/2004. Cái gọi là “Nghị quyết 36” đã chính thức chỉ thị cho VC nằm vùng tìm cách… “thôn tính” cộng đồng người Việt hải ngoại qua các lãnh vực Văn Hoá, Xã hội, Kinh tế và Chính trị.

Để thực hiện điều này, về phương diện Văn hóa, VC đã tạo ra hàng loạt những website internet, giao lưu văn hoá, văn nghệ , phát thanh, truyền hình nửa nạc nửa mở để tuyên truyền. Đối tượng VC nhắm đến là thế hệ thứ hai của người Việt tỵ nạn CS để phổ biến những văn hoá phẩm xuyên tạc lịch sử, thần tượng hóa Hồ Chí Minh, đồng thời bôi lọ cuộc chiến chính nghĩa mà quân dân VNCH đã tham dự vào. Về xã hội, VC cho “đẻ” ra thêm bằng cách tách ra làm hai các hội tương tế, hội ái hữu đồng hương, các hệ phái tôn giáo, nhà thờ mới, chùa mới để tạo ra sự chia rẻ, mâu thuẫn, nghi kỵ lẫn nhau trong cộng đồng. Về chính trị, VC cài người vào các cơ quan chính quyền địa phương qua hệ thống du học sinh tốt nghiệp xin ở lại làm việc, kết hôn với con cái những nạn nhân cộng sản để tạo ra sự tranh chấp trong gia đình người Việt quốc gia chân chính. Mặt khác VC tung cán bộ các cấp từ Chủ tịch nước, Thủ tướng, Bộ trưởng đến tép riu ra nước ngoài vừa du hí, rửa tiền vừa để tổ chức các buổi hội thảo nối nhịp cầu thông cảm trong và ngoài nước gây rối cộng đồng người Việt hải ngoại. Về kinh tế, VC dùng tiền ăn cắp trong ngân khố quốc gia, tiền cướp đoạt tài sản của người dân đem ra nước ngoài đầu tư cạnh tranh với những cơ sở thương mại của người Việt tỵ nạn đã mồ hôi, nước mắt trong mấy mươi năm cực nhọc mới có được. Với số tiền kếch sù tư bản đỏ VC muốn khống chế kinh tế của người Việt quốc gia hải ngoại. Trong khi ấy , VC kêu gọi người hải ngoại về nước đầu tư xây dựng lại đất nước là một sự trớ trêu, mâu thuẩn không thể nói hết được.

Sau hơn 5 năm cái gọi là “Nghị quyết 36” của VC ra đời, kiểm điểm lại Việt Cộng đã thu lượm được kết quả ra sao? Để trả lời câu hỏi này, thì một điều không thể phủ nhận là Việt Cộng chẳng thu lượm được kết quả khả quan nào trên 4 lãnh vực như ý họ mong muốn.

Đến nay, khi cờ máu VC xuất hiện nơi đâu là bị hạ xuống ngay lập tức. Đến nay, các tên VC Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng đi đến đâu cũng phải cúi mặt trước rừng cờ vàng, ngoại trừ bọn người buôn dân, bán nước này sang triều cống Tàu Cộng phải đi khom lưng. Đến nay, với hơn trên 30 nghị quyết vinh danh cờ vàng tại Hoa Kỳ, và việc xây dựng tượng đài vinh danh chính nghĩa VNCH nhiều nơi trên thế giới từ Âu châu, Mỹ Châu và Úc Châu mỗi ngày mỗi gia tăng, đã chứng minh cho thấy không còn nghi ngờ gì nữa về sự thất bại của VC trong việc muốn nhuộm đỏ CĐVNHN qua cái gọi là “Nghị quyết 36”. Nhưng, điều quan trọng hơn hết là hình ảnh “trăm hoa đua nở” với sự hiện diện của thế hệ thứ hai bên cạnh cha, anh trong các Ban Đại Diện Cộng Đồng Việt Nam lưu vong, đã làm mạn lưới chống cộng của người Việt quốc gia tại hải ngoại thêm vững mạnh.

Đặng thiên Sơn
(07/10/09)

---