Chủ nghĩa CS và những kẻ bất thường trong một cộng đồng bình thường
Đặng thiên Sơn
Trong cuốn sách viết bằng tiếng Pháp tự đề “Le Livre Noir Du Communisme” ( Sách Đen Về Chủ Nghĩa Cộng Sản) dày 850 trang của nhà xuất bản Pháp Robert Laffont vào cuối năm 1997, nơi trang 4 đã thống kê số người trên thế giới bị sát hại tại các nước theo chủ nghĩa cộng sản như Liên Sô, Trung Cộng , Việt Nam, Bắc Hàn, Kampuchia, Lào, Cuba, Mông Cổ và các nước Đông Âu … đã đưa ra nhiều chi tiết giết người rùng rợn, khủng khiếp trích ra từ những tài liệu chưa hề công bố. Số người chết khắp nơi được phân chia như sau:
- 60 triệu dân Trung Hoa
- 20 triệu dân Liên bang Sô viết Nga
- 2 triệu dân Kampuchia
- 2 triệu dân Bắc Hàn
- 1 triệu 700 ngàn dân Phi châu
- 1 triệu 500 ngàn dân A Phú Hãn
- 1 triệu dân thuộc các nước CS Đông âu
- 1 triệu dân Việt Nam
- 150 ngàn người Châu Mỹ Latin
Và 10 ngàn người khác bị giết do các phong trào CS và đảng CS không nắm quyền trên thế giới gây ra.
Trên đây chỉ là con số tổng kết khi cuốn “Sách Đen Về Chủ Nghĩa Cộng Sản” được xuất bản. Tới nay, mười hai năm sau, dĩ nhiên số nạn nhân bị giết vì chống lại chủ nghĩa tàn ác này tại các nước Trung Cộng, Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba còn nhiều hơn nữa. Riêng đối với Việt Nam ngoài 1 triệu người người vô tội bị Hồ chí Minh và VC sát hại, còn có hơn hai triệu người phải rời bỏ nơi chôn nhau, cắt rún sống lưu vong nơi xứ người.
Theo các tài liệu thì từ năm 1970 đến đầu năm 1975, số người Việt sống tại hải ngoại có khoảng 100 ngàn người. Đây là những người thuộc gia đình nhân viên công, tư chức làm việc cho Pháp nên đa số định cư tại Pháp. Ngoài thành phần vừa nói, còn một số nhỏ sống rãi rác tại các quốc gia Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện. Còn lại thì sống tại Hoa Kỳ, là vợ con lính Mỹ theo chồng về nước khi Hoa Kỳ rút quân ra khỏi chiến trường Việt Nam, và các nhân viên ngoại giao đoàn, nhân viên các hãng mậu dịch.
Sau ngày 30 tháng 4/1975, miền Nam lọt vào tay bạo quyền Việt Cộng. Hàng triệu người đã bỏ nước ra đi tìm tự do. Hành trình đi tìm tự do của người Việt Nam đã làm đảo lộn sự bình yên của thế giới, sau ngày chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt năm 1945. Hành trình này, đã viết thêm trang sử mới cho nhân loại về lòng khao khát tự do của con người. Đây là một bi hùng ca, một trang sử đầy máu và nước mắt, đã góp phần vào sử liệu thế giới về tội ác tày trời của chủ nghĩa cộng sản mà Việt Cộng đã nhúng tay vào.
Người Việt tìm tự do, được hưởng qui chế định cư trên căn bản nhân đạo tùy từng quốc gia. Riêng Hoa Kỳ là quốc gia ảnh hưởng trực tiếp vào chiến tranh Việt Nam , nên chính phủ này đã có những qui chế đặc biệt để giải quyết vấn nạn Việt Nam . Đầu tiên, những người Việt Nam tỵ nạn đặt chân lên Hoa Kỳ từ đảo Guam được chính phủ Hoa Kỳ cho định cư qua “Đạo luật Di Trú và Người Tỵ Nạn Đông Dương” (Indochina Migration and Refugee-Act) được Quốc Hội và Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford phê chuẩn trong tình trạng khẩn cấp.
Từ năm 1978-1980, người Việt bất kể sống chết ào ạt bỏ nước ra đi bằng mọi giá một cách liều lĩnh, đã trở thành một thảm kịch của thế kỷ 20. Thảm kịch này đã khiến nhiều quốc gia trên thế giới phải rơi lệ. Trước thảm cảnh thương tâm, chính phủ Hoa Kỳ đã vội vã ban hành đạo luật “Refugee - Act” để nới rộng quy chế tỵ nạn. Đạo luật đã đem lại nhiều thuận lợi cho người Việt tạo dựng lại đời sống nơi quê hương thứ hai.
Vào năm 1989, khi Cao Ủy Liên Hiệp Quốc (UNHCR) quyết định đóng cửa các trại tỵ nạn tại Nam Dương, Mã Lai, Thái Lan, Hồng Kông. Số người vượt biên, vượt biển giảm dần và số người định cư tại Hoa Kỳ theo ngã này cũng từ từ chấm dứt. Tuy nhiên, ba hình thức định cư mới được mở ra. Đó là chương trình ra đi có trật tự ODP ( Orderly Departure Program), diện con Lai (Home Coming -Act) và diện H.O (Humanitarian Operation).
Người Việt Nam bỏ nước ra đi vì không chấp nhận chế độ Việt Cộng gian ác. Tư tưởng chính trị của họ đối lập với chủ nghĩa cộng sản nên họ định cư tại hải ngoại dưới danh nghĩa “tỵ nạn chính trị”. Với danh nghĩa này, cộng đồng VN hải ngoại trở thành Cộng Đồng Chống Cộng là điều tất yếu. Do đó, những cá nhân, những tổ chức, những đảng phái có những hành động và lời nói chống lại Cộng Đồng Chống Cộng, thì đây là những thành phần bất thường trong một cộng đồng bình thường.
Sinh hoạt Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại trên phương diện chính trị, là những sinh hoạt luôn nêu cao Cờ Vàng chính nghĩa ở bất cứ nơi đâu, ở bất cứ hoàn cảnh nào có thể được. Đây là hình ảnh trong tháng 9/2009 vừa qua đã đập vào mặt những tên bán nước, hại dân như Nông Đức Mạnh khi đến Úc để xin xỏ, Nguyễn tấn Dũng đến Đan Mạnh để cầu thân, và Nguyễn Minh Triết đến LHQ để… nói láo.
Nếu trong Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại có những thanh niên bình thường như luật sư Trúc Celine Phạm vinh danh Cờ Vàng, cám ơn chính phủ Đức trong ngày lịch sử khánh thành tượng đài thuyền nhân tại hải cảng Humburg kỷ niệm ngày con tàu nhân đạo Cap Anamur ra khơi cứu người vượt biển. Các thiếu nữ trí thức trẻ trong BCH /CĐVN tại Boston, Massachusetts như Nguyễn Thị Cúc Nhật, Trần Đỗ Ngọc Lan, Trần Nguyên Anh đấu tranh cho nghị quyết Cờ Vàng. Các bác sĩ, luật sư, dược sĩ, kỷ sư, cử nhân, tiến sĩ trong Liên Đoàn Cử Tri Người Việt Bắc Cali tại Hoa Kỳ dấn thân xuống đường khi danh dự người Việt tỵ nạn bị chà đạp. Và Đoàn Thanh Niên Cờ Vàng từ Mỹ Châu, Âu Châu và Úc Châu và hàng vạn thanh niên, thiếu nữ khác là những “trái ngọt” trong CĐVNHN thì những thanh niên, thiếu nữ bất thường như ông Brian Đoàn ở Nam Cali cặm cụi vẽ hình cờ đỏ sao vàng, nắn nót nặn tượng Hồ tặc vinh danh Việt Cộng và bà Madison Nguyễn nghị viên người Mỹ gốc Việt tại khu vực 7 thành phố San Jose, Bắc Cali tìm cách ngăn cản nghị quyết Cờ Vàng là những “trái đắng”, thì thật là điều mĩa mai, chua xót.
Ngoài hình thức nặn tượng Hồ tặc, ngăn cản nghị quyết Cờ Vàng, treo cờ máu tại các trường trung đại học, nơi du học sinh con cháu Việt Cộng theo học: Hoạt động của những kẻ bất thường chống những người chống cộng, là tiếp tay với VC tổ chức các buổi văn nghệ, giao lưu văn hóa, và các hình thức gây rối cộng đồng khác. Chẳng hạn như cái gọi là “Gặp gở Việt Nam (Meet VietNam) dự định sẽ tổ chức hai ngày 15 và 16 tháng 11, 2009 tại San Francisco, Bắc Cali, Hoa Kỳ với sự hiện diện của tên Nguyễn Thiện Nhân, Phó thủ tướng VC sắp tới . Hình thức này là sự “khiêu khích” cộng đồng người Việt QG hải ngoại. Đây là chiến thuật “ da beo”, tổ chức “bậy bạ” hết chỗ này tới chỗ kia với mục đích làm vẫn đục sự trong sạch, tạo sự bất ổn trong cộng đồng chống cộng. Việt Cộng dùng chiến thuật như vậy, để làm mệt mõi tinh thần đấu tranh của người Việt hải ngoại. Đây là kế hoạch xâm nhập, phá hoại sức mạnh CĐVNHN theo nghị quyết 36 của chúng. Nhưng chúng sẽ thất bại!
Sau mấy mươi năm lưu vong nơi đất khách quê người, thế hệ thứ nhứt Việt Nam tỵ nạn cộng sản đã bắt đầu dần dần tàn phai theo năm tháng. Thế hệ thứ hai đã đơm bông, trổ trái. Tre già măng mọc. Đó là qui luật của tạo hoá.
Nếu trong vườn cây Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại có những “trái ngọt”, thì cũng không tránh khỏi có những “trái đắng” và những con hủi, con sâu, con rầy phá phách. Đối với “trái ngọt” là thành phần trẻ, thế hệ thứ nhứt phải biết thưởng thức với sự trân quí, phải biết loại bỏ những suy nghĩ đã làm mất nước. Đối với “trái đắng”, là những kẻ đang lội ngược giòng “Lịch Sử Chống Cộng” của người Việt lưu vong, nếu không muốn nói họ đang đồng lõa với tội ác. Sự loại bỏ những “trái đắng, con sâu, con rầy” này, nếu chẳng phải là việc làm, nhiệm vụ của riêng ai, thì chắc chắn đó phải là nhiệm vụ của tất cả mọi người trong cộng đồng người Việt quốc gia chân chính.
Đặng thiên Sơn (30/09/2009)
---