Chủ nghĩa CS và những kẻ bất thường trong một cộng đồng bình thường
Đặng thiên Sơn
Trong cuốn sách viết bằng tiếng Pháp tự đề “Le Livre Noir Du Communisme” ( Sách Đen Về Chủ Nghĩa Cộng Sản) dày 850 trang của nhà xuất bản Pháp Robert Laffont vào cuối năm 1997, nơi trang 4 đã thống kê số người trên thế giới bị sát hại tại các nước theo chủ nghĩa cộng sản như Liên Sô, Trung Cộng , Việt Nam, Bắc Hàn, Kampuchia, Lào, Cuba, Mông Cổ và các nước Đông Âu … đã đưa ra nhiều chi tiết giết người rùng rợn, khủng khiếp trích ra từ những tài liệu chưa hề công bố. Số người chết khắp nơi được phân chia như sau:
- 60 triệu dân Trung Hoa
- 20 triệu dân Liên bang Sô viết Nga
- 2 triệu dân Kampuchia
- 2 triệu dân Bắc Hàn
- 1 triệu 700 ngàn dân Phi châu
- 1 triệu 500 ngàn dân A Phú Hãn
- 1 triệu dân thuộc các nước CS Đông âu
- 1 triệu dân Việt Nam
- 150 ngàn người Châu Mỹ Latin
Và 10 ngàn người khác bị giết do các phong trào CS và đảng CS không nắm quyền trên thế giới gây ra.
Trên đây chỉ là con số tổng kết khi cuốn “Sách Đen Về Chủ Nghĩa Cộng Sản” được xuất bản. Tới nay, mười hai năm sau, dĩ nhiên số nạn nhân bị giết vì chống lại chủ nghĩa tàn ác này tại các nước Trung Cộng, Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba còn nhiều hơn nữa. Riêng đối với Việt Nam ngoài 1 triệu người người vô tội bị Hồ chí Minh và VC sát hại, còn có hơn hai triệu người phải rời bỏ nơi chôn nhau, cắt rún sống lưu vong nơi xứ người.
Theo các tài liệu thì từ năm 1970 đến đầu năm 1975, số người Việt sống tại hải ngoại có khoảng 100 ngàn người. Đây là những người thuộc gia đình nhân viên công, tư chức làm việc cho Pháp nên đa số định cư tại Pháp. Ngoài thành phần vừa nói, còn một số nhỏ sống rãi rác tại các quốc gia Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện. Còn lại thì sống tại Hoa Kỳ, là vợ con lính Mỹ theo chồng về nước khi Hoa Kỳ rút quân ra khỏi chiến trường Việt Nam, và các nhân viên ngoại giao đoàn, nhân viên các hãng mậu dịch.
Sau ngày 30 tháng 4/1975, miền Nam lọt vào tay bạo quyền Việt Cộng. Hàng triệu người đã bỏ nước ra đi tìm tự do. Hành trình đi tìm tự do của người Việt Nam đã làm đảo lộn sự bình yên của thế giới, sau ngày chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt năm 1945. Hành trình này, đã viết thêm trang sử mới cho nhân loại về lòng khao khát tự do của con người. Đây là một bi hùng ca, một trang sử đầy máu và nước mắt, đã góp phần vào sử liệu thế giới về tội ác tày trời của chủ nghĩa cộng sản mà Việt Cộng đã nhúng tay vào.
Người Việt tìm tự do, được hưởng qui chế định cư trên căn bản nhân đạo tùy từng quốc gia. Riêng Hoa Kỳ là quốc gia ảnh hưởng trực tiếp vào chiến tranh Việt Nam , nên chính phủ này đã có những qui chế đặc biệt để giải quyết vấn nạn Việt Nam . Đầu tiên, những người Việt Nam tỵ nạn đặt chân lên Hoa Kỳ từ đảo Guam được chính phủ Hoa Kỳ cho định cư qua “Đạo luật Di Trú và Người Tỵ Nạn Đông Dương” (Indochina Migration and Refugee-Act) được Quốc Hội và Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford phê chuẩn trong tình trạng khẩn cấp.
Từ năm 1978-1980, người Việt bất kể sống chết ào ạt bỏ nước ra đi bằng mọi giá một cách liều lĩnh, đã trở thành một thảm kịch của thế kỷ 20. Thảm kịch này đã khiến nhiều quốc gia trên thế giới phải rơi lệ. Trước thảm cảnh thương tâm, chính phủ Hoa Kỳ đã vội vã ban hành đạo luật “Refugee - Act” để nới rộng quy chế tỵ nạn. Đạo luật đã đem lại nhiều thuận lợi cho người Việt tạo dựng lại đời sống nơi quê hương thứ hai.
Vào năm 1989, khi Cao Ủy Liên Hiệp Quốc (UNHCR) quyết định đóng cửa các trại tỵ nạn tại Nam Dương, Mã Lai, Thái Lan, Hồng Kông. Số người vượt biên, vượt biển giảm dần và số người định cư tại Hoa Kỳ theo ngã này cũng từ từ chấm dứt. Tuy nhiên, ba hình thức định cư mới được mở ra. Đó là chương trình ra đi có trật tự ODP ( Orderly Departure Program), diện con Lai (Home Coming -Act) và diện H.O (Humanitarian Operation).
Người Việt Nam bỏ nước ra đi vì không chấp nhận chế độ Việt Cộng gian ác. Tư tưởng chính trị của họ đối lập với chủ nghĩa cộng sản nên họ định cư tại hải ngoại dưới danh nghĩa “tỵ nạn chính trị”. Với danh nghĩa này, cộng đồng VN hải ngoại trở thành Cộng Đồng Chống Cộng là điều tất yếu. Do đó, những cá nhân, những tổ chức, những đảng phái có những hành động và lời nói chống lại Cộng Đồng Chống Cộng, thì đây là những thành phần bất thường trong một cộng đồng bình thường.
Sinh hoạt Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại trên phương diện chính trị, là những sinh hoạt luôn nêu cao Cờ Vàng chính nghĩa ở bất cứ nơi đâu, ở bất cứ hoàn cảnh nào có thể được. Đây là hình ảnh trong tháng 9/2009 vừa qua đã đập vào mặt những tên bán nước, hại dân như Nông Đức Mạnh khi đến Úc để xin xỏ, Nguyễn tấn Dũng đến Đan Mạnh để cầu thân, và Nguyễn Minh Triết đến LHQ để… nói láo.
Nếu trong Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại có những thanh niên bình thường như luật sư Trúc Celine Phạm vinh danh Cờ Vàng, cám ơn chính phủ Đức trong ngày lịch sử khánh thành tượng đài thuyền nhân tại hải cảng Humburg kỷ niệm ngày con tàu nhân đạo Cap Anamur ra khơi cứu người vượt biển. Các thiếu nữ trí thức trẻ trong BCH /CĐVN tại Boston, Massachusetts như Nguyễn Thị Cúc Nhật, Trần Đỗ Ngọc Lan, Trần Nguyên Anh đấu tranh cho nghị quyết Cờ Vàng. Các bác sĩ, luật sư, dược sĩ, kỷ sư, cử nhân, tiến sĩ trong Liên Đoàn Cử Tri Người Việt Bắc Cali tại Hoa Kỳ dấn thân xuống đường khi danh dự người Việt tỵ nạn bị chà đạp. Và Đoàn Thanh Niên Cờ Vàng từ Mỹ Châu, Âu Châu và Úc Châu và hàng vạn thanh niên, thiếu nữ khác là những “trái ngọt” trong CĐVNHN thì những thanh niên, thiếu nữ bất thường như ông Brian Đoàn ở Nam Cali cặm cụi vẽ hình cờ đỏ sao vàng, nắn nót nặn tượng Hồ tặc vinh danh Việt Cộng và bà Madison Nguyễn nghị viên người Mỹ gốc Việt tại khu vực 7 thành phố San Jose, Bắc Cali tìm cách ngăn cản nghị quyết Cờ Vàng là những “trái đắng”, thì thật là điều mĩa mai, chua xót.
Ngoài hình thức nặn tượng Hồ tặc, ngăn cản nghị quyết Cờ Vàng, treo cờ máu tại các trường trung đại học, nơi du học sinh con cháu Việt Cộng theo học: Hoạt động của những kẻ bất thường chống những người chống cộng, là tiếp tay với VC tổ chức các buổi văn nghệ, giao lưu văn hóa, và các hình thức gây rối cộng đồng khác. Chẳng hạn như cái gọi là “Gặp gở Việt Nam (Meet VietNam) dự định sẽ tổ chức hai ngày 15 và 16 tháng 11, 2009 tại San Francisco, Bắc Cali, Hoa Kỳ với sự hiện diện của tên Nguyễn Thiện Nhân, Phó thủ tướng VC sắp tới . Hình thức này là sự “khiêu khích” cộng đồng người Việt QG hải ngoại. Đây là chiến thuật “ da beo”, tổ chức “bậy bạ” hết chỗ này tới chỗ kia với mục đích làm vẫn đục sự trong sạch, tạo sự bất ổn trong cộng đồng chống cộng. Việt Cộng dùng chiến thuật như vậy, để làm mệt mõi tinh thần đấu tranh của người Việt hải ngoại. Đây là kế hoạch xâm nhập, phá hoại sức mạnh CĐVNHN theo nghị quyết 36 của chúng. Nhưng chúng sẽ thất bại!
Sau mấy mươi năm lưu vong nơi đất khách quê người, thế hệ thứ nhứt Việt Nam tỵ nạn cộng sản đã bắt đầu dần dần tàn phai theo năm tháng. Thế hệ thứ hai đã đơm bông, trổ trái. Tre già măng mọc. Đó là qui luật của tạo hoá.
Nếu trong vườn cây Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại có những “trái ngọt”, thì cũng không tránh khỏi có những “trái đắng” và những con hủi, con sâu, con rầy phá phách. Đối với “trái ngọt” là thành phần trẻ, thế hệ thứ nhứt phải biết thưởng thức với sự trân quí, phải biết loại bỏ những suy nghĩ đã làm mất nước. Đối với “trái đắng”, là những kẻ đang lội ngược giòng “Lịch Sử Chống Cộng” của người Việt lưu vong, nếu không muốn nói họ đang đồng lõa với tội ác. Sự loại bỏ những “trái đắng, con sâu, con rầy” này, nếu chẳng phải là việc làm, nhiệm vụ của riêng ai, thì chắc chắn đó phải là nhiệm vụ của tất cả mọi người trong cộng đồng người Việt quốc gia chân chính.
Đặng thiên Sơn (30/09/2009)
---
Wednesday, September 30, 2009
Thursday, September 24, 2009
Từ “Little Sàigòn” đến “ Vietnamese-American Community Center"
Từ “Little Sàigòn” đến “ Vietnamese-American Community Center"
Đặng thiên Sơn
Cách nay vài năm, khi người đàn bà trẻ người Mỹ gốc Việt đắc cử vào chức vụ nghị viên khu vực 7 thành phố San Jose . Chẳng những người Việt trong khu vực này vui mừng, mà người Việt khắp thành phố cũng vui lây. Nhưng một năm, sau ngày đắc cử, bà nghị viên đã tạo ra sự khủng hoảng giữa Cộng Đồng Việt Nam và chính quyền vì việc đặt tên “Little Sàigòn” cho một khu thương mại. Ngày nay, thêm một lần nữa, bà lại tạo ra sự nghi kỵ giữa chính quyền và CĐVN về cái gọi là “ Vietnamese-American Community Center ”.
Ngày trước, bà nghị viên chống tên “ Little Sàigòn” vì tên này có “âm hưởng chống cộng”. Hành động và lời nói đầy trịch thượng của bà như: “Những người biểu tình đi vòng vòng trước City Hall giống như gánh xiệc...” Hay “Đó chỉ là thiểu số ăn ở không ngồi rồi, đi hạch sách bà…” vân vân và vân vân. Việc làm và lời nói đó, đã tạo ra khoảng cách giữa bà và Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Tỵ Nạn Cộng Sản. Dư âm phiền muộn trong lòng người Việt đối với cái tên “Little Sàigòn” vẫn còn là nỗi đau chưa tan. Thì hôm nay, với cái gọi là “Vietnamese - American Community Center ”, đã khiến một lần nữa CĐVN San Jose băn khoăn, xáo trộn.
Trước những tấm giấy đánh máy, hàng chữ được viết bằng tay: “We don’t trust Madison Nguyen any more”, chắc chắn đã làm bà nữ nghị viên khu vực 7 không vui. Và với dư luận xôn xao từ những ngày cuối tháng 8/09 đến giờ , chắc chắn đã làm những bửa cơm trong gia đình người Việt tại San Jose không còn được ngon miệng như trước . Đối với những sự kiện như vậy! Những người có liêm sĩ, có đạo đức, còn lương tri, không thể nào phủ nhận những rắc rối, lận đận, đã và đang chụp xuống CĐVN đầu dây, mối nhợ đều do bà nghị viên người Mỹ gốc Việt mà ra.
Trong đời sống, có vui thì phải có buồn. Đó là lẽ đương nhiên! Nhưng, bất hạnh cho CĐVN San Jose là buồn nhiều hơn vui, kể từ ngày có bà nghị viên người Mỹ gốc Việt “lọt chân” vào HĐTP.
Buồn nào rồi cũng qua! Vui nào rồi cũng hết! Nhưng làm sao hiểu được chân lý của vui, của buồn, để tìm cách gìn giữ hay vứt bỏ. Thì đây là điều chúng ta cần phải suy nghĩ để nhận ra.
Trong sinh hoạt hàng ngày, nếu không nhìn ra chân lý những điều mình muốn. Chúng ta sẽ thiếu động cơ thúc đẩy để cố gắng đạt đến mục đích. Khi biết căn nhà là nơi đụt nắng, che mưa. Người ta sẽ cố gắng làm việc để có cái nhà để che thân. Trong đấu tranh khi nhận ra chính nghĩa, thì sự dấn thân mới bền bỉ lâu dài. Khi hiểu làm người ai cũng có phẩm cách và danh dự, thì người ta mới cố gắng làm những điều phải làm để bảo vệ danh dự, uy tín của mình khi bị tổn thương hay đang có mầm móng đe dọa sắp bị tổn thương.
Trong cuộc họp thăm dò ý kiến của Ban Đặc Nhiệm ngày 12/9/09 vừa qua. Với những phát giác chung quanh cái gọi là “Vietnamse - Amerian Community Center ”. Người tham dự đã nhận ra lòng tin, cảm tình của người Việt trong vùng dành cho bà nghị viên khu vực 7 càng ngày càng sa sút do việc bà ta đã toa rập cùng thành phố lấy danh nghĩa cộng đồng VN xử dụng không đúng chỗ.
Nhìn vào ý kiến của người tham dự được Ban Tổ Chức tóm tắt trên bảng. Mới thấy rằng CĐVN là một thực thể có tư cách, biết tôn trọng quyền lợi chung của xã hội. Bảng tóm tắt là nhân chứng để minh định: “không một người Việt nào phản đối chính quyền khi họ thành lập một trung tâm đa văn hóa để đáp ứng nhu cầu xã hội, văn hóa, giáo dục và giải trí cho mọi sắc tộc”. Không có một ý kiến nào bày tỏ ý định muốn chiếm độc quyền xử dụng trung tâm, đã cho thấy CĐVN lên tiếng vì nhiều lý do khác. Trong đó có những lý do dưới đây:
1). Thành phố đặt tên là “ Vietnamese-American Community Center ”, nhưng mục đích là phục vụ mọi sắc dân. Đã cho thấy cái danh bên ngoài không đồng thuận với việc làm bên trong.
Một cửa tiệm với hàng chữ quảng cáo lớn và rõ ràng bên ngoài là: “Nhà hàng Việt Nam ” thì không thể là nơi khi thực khách VN đến ăn thì nhân viên nhà hàng cho biết: “Hôm nay chúng tôi bán Pizza và Tacobell… Ngày mai chúng tôi bán Hamberger và Hot dog. Ngày mốt chúng tôi bán cơm Thái, cơm Đại hàn… Ngày khác chúng tôi bán thức ăn Việt Nam” . Như vậy bảng hiệu “Nhà hàng Việt Nam ” bên ngoài là sự dối trá, lừa gạt trắng trợn.
2) Cộng đồng Việt Nam không chấp nhận cái gọi là “Vietnamese-American Community Center” vì nó chẳng những không chính danh, mà còn ẩn tàng mầm móng bất lợi liên quan đến uy tín, danh dự cộng đồng người Việt.
- Là một trung tâm văn hóa đa sắc tộc nhưng lại tên là “Trung tâm cộng đồng người Mỹ gốc Việt”. Điều này sẽ tạo ra sự chia rẻ, kỳ thị với các sắc tộc khác. Trong khi chính quyền có thể chọn cái tên hợp lý chính danh hơn như: “Trung tâm Cộng Đồng Đa Sắc Tộc” để tránh sự đố kỵ của các cộng đồng khác nhìn vào cộng đồng VN.
- Là một cơ sở chung, nhưng nếu có những vấn đề như trộm cắp, đánh lộn, cướp của, giết người xảy ra trong lúc chưa biết thủ phạm là ai. Nhưng, chắc chắn mang tiếng là Cộng Đồng Việt Nam khi báo chí loan tin là đã xảy ra tại “ Vietnamese-American Community Center ”. Chuyện “Quít làm, Cam chịu” là một sự nhảm nhí không thể chấp nhận. Sự đặt tên này, là việc làm vô ý thức của một người mang giòng máu VN nhưng chỉ vì quyền lợi cá nhân mà bán uy tín, danh dự của một dân tộc. Đây là sự sai lầm tai hại nên CĐVN không đồng ý.
Hàng ngày, tổng đài phát thanh AM1430, Sở Cảnh Sát cứ một giờ, nửa tiếng, nhắc nhở dân thành phố ra đường coi chừng bị giựt bóp. Đã cho thấy thành phố đang trong tình trạng an ninh bất bất ổn.
Do đó, nếu cái tên “LittLe Sàigòn” tiêu biểu cho căn cước của người Việt quốc gia tỵ nạn cộng sản trong một khu thương mại. Thì cái tên “ Vietnamse-American Community Center ” tiêu biểu cho cả một dân tộc trong lãnh vực Văn hóa, Xã hội , Chính trị lẫn Kinh tế của người Việt lưu vong. Cho nên, CĐVN đề nghị yêu cầu chính quyền đổi cái gọi là “Vietnamese-American Community Center” thành một tên khác là một nguyện vọng chính đáng, hợp lý, hợp pháp không thể phủ nhận.
3.) Vào tháng 10 năm 2006, bà nghị viên khu vực 7 khoe thành tích là đã vận động thành phố được ngân khoản 2 triệu 800 ngàn để thành lập một trung tâm sinh hoạt dành cho người Việt Nam. Như là một tài sản riêng, bà nói thẳng đã giao cho một bác sĩ lập Ban Điều Hành để tiến hành thủ tục “tiếp thu”. Nhưng sự thật không phải vậy. Vì qua buổi hội thảo ngày 12/09/09, một lần nữa bản chất nói láo chuyên nghiệp của nữ nghị viên kia đã lộ ra. Mọi người tham dự đề nghị không muốn thấy bà xuất hiện trong những kỳ hội thảo sắp tới do sự bất tín nhiệm, cũng là ý kiến chính đáng.
Khi nói đến thành tích của bà nghị viên , ngoài các thành tích mơ hồ như đã tạo được 1.000 việc làm trong khu chợ The Plant, xây được hàng trăm căn nhà housing tại đường Senter, xây công viên chùa Đức Viên, vân vân... Thì thành tích lập “Vườn Văn Hóa Việt” của bà là một sì nhục cho CĐVN tại San Jose khi người ta đi ngang qua cái vườn này.
Trong chương trình phát thanh của LĐCTNV/BCL ngày 18/9/09, khi các ông Hồ Vũ, Lê Lộc, Thomas Nguyễn đề cập đến thành tích hoạt động của bà nghị viên. Thính giả nghe qua đều ngao ngán. Khi nghe nhắc đến bốn chữ “Vườn Văn Hóa Việt” người nghe bổng bất giác ngậm ngùi. Tủi cho cho nền văn hoá dân tộc, đã bị bà nghị viên và ông bác sĩ bôi bác một cách thê thảm.
Khi đi ngang qua cái gọi là “Vườn Văn Hoá Việt” trên đường Robert, không một người nào tránh khỏi chua xót khi nhìn thấy cỏ vàng, cát bụi đã phủ lấp “viên đá đầu tiên” trị giá 600 ngàn đô la. Còn tấm bảng cao vừa khỏi ngọn cỏ thì đã bị kẻ phá phách vẻ bậy, bôi bẫn lên đó. Trong khi ấy, hai lá cờ Mỹ -Việt trên cao lúc thì ủ rủ, lúc thì bay bay một cách trơ trẻn. Khiến ông đi qua, bà đi lại không hiểu đó là cái vườn gì. Hình ảnh này trông còn bi thảm hơn “nấm đất” của kỷ nữ Đạm Tiên được thi hào Nguyễn Du diễn tả trong tác phẩm Kim Vân Kiều qua hai câu lục bát: “Xè xè nấm đất bên đàng - Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”.
Thành tích văn hóa của bà nghị viên với mãnh vườn đầy cỏ dại ba năm trơ gan cùng tuế nguyệt, đã khiến hai thành viên LĐCTNV/BCL là Hồ Vũ và Lê Lộc thảng thốt kêu lên đó là vườn văn hóa thời Động Đình Hồ. Trong khi ấy thảm cảnh “ Vườn Văn Hóa Việt” được ông Thomas Nguyễn mô tả là việc làm thiếu đạo đức, thiếu trách nhiệm và coi người đời như cỏ rác của một nghị viên.
Rồi đây, cũng như câu chuyện tên “Little Sàigòn” cái gọi là “Vietnamese-American Community Center” sẽ được các cơ quan truyền thông Mỹ, Mễ như đài KLIV, báo SJM, báo Metro cắm râu, thêm sừng để biến CĐVN thành con con cú, quá khích, hẹp hòi và bà nghị là con phượng hoàng của của thành phố. Chuyện bóp méo, vo tròn, vẻ hình, thêm bóng con người và xã hội là việc của các cơ quan truyền thông coi chân lý, lẽ phải là đồng đô la. Riêng CĐVN khi đã nhận ra từ chuyện “Little Sàigòn”, đến sự áp đặt tên “Vietnamese-American Community Center” là hiện thân của một chính quyền thực dân mà CĐVN đang đối diện, thì chúng ta phải làm gì để bảo vệ quyền lợi, uy tín, danh dự của mình. Nếu việc bảo vệ sự vĩnh cửu của cộng đồng VNHN là chân lý, thì con đường chọn lựa duy nhứt của mọi người là cùng nhau đứng lên cho dù chông gai, gian khổ.
Đặng thiên Sơn (23/9/09)
---
Đặng thiên Sơn
Cách nay vài năm, khi người đàn bà trẻ người Mỹ gốc Việt đắc cử vào chức vụ nghị viên khu vực 7 thành phố San Jose . Chẳng những người Việt trong khu vực này vui mừng, mà người Việt khắp thành phố cũng vui lây. Nhưng một năm, sau ngày đắc cử, bà nghị viên đã tạo ra sự khủng hoảng giữa Cộng Đồng Việt Nam và chính quyền vì việc đặt tên “Little Sàigòn” cho một khu thương mại. Ngày nay, thêm một lần nữa, bà lại tạo ra sự nghi kỵ giữa chính quyền và CĐVN về cái gọi là “ Vietnamese-American Community Center ”.
Ngày trước, bà nghị viên chống tên “ Little Sàigòn” vì tên này có “âm hưởng chống cộng”. Hành động và lời nói đầy trịch thượng của bà như: “Những người biểu tình đi vòng vòng trước City Hall giống như gánh xiệc...” Hay “Đó chỉ là thiểu số ăn ở không ngồi rồi, đi hạch sách bà…” vân vân và vân vân. Việc làm và lời nói đó, đã tạo ra khoảng cách giữa bà và Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Tỵ Nạn Cộng Sản. Dư âm phiền muộn trong lòng người Việt đối với cái tên “Little Sàigòn” vẫn còn là nỗi đau chưa tan. Thì hôm nay, với cái gọi là “Vietnamese - American Community Center ”, đã khiến một lần nữa CĐVN San Jose băn khoăn, xáo trộn.
Trước những tấm giấy đánh máy, hàng chữ được viết bằng tay: “We don’t trust Madison Nguyen any more”, chắc chắn đã làm bà nữ nghị viên khu vực 7 không vui. Và với dư luận xôn xao từ những ngày cuối tháng 8/09 đến giờ , chắc chắn đã làm những bửa cơm trong gia đình người Việt tại San Jose không còn được ngon miệng như trước . Đối với những sự kiện như vậy! Những người có liêm sĩ, có đạo đức, còn lương tri, không thể nào phủ nhận những rắc rối, lận đận, đã và đang chụp xuống CĐVN đầu dây, mối nhợ đều do bà nghị viên người Mỹ gốc Việt mà ra.
Trong đời sống, có vui thì phải có buồn. Đó là lẽ đương nhiên! Nhưng, bất hạnh cho CĐVN San Jose là buồn nhiều hơn vui, kể từ ngày có bà nghị viên người Mỹ gốc Việt “lọt chân” vào HĐTP.
Buồn nào rồi cũng qua! Vui nào rồi cũng hết! Nhưng làm sao hiểu được chân lý của vui, của buồn, để tìm cách gìn giữ hay vứt bỏ. Thì đây là điều chúng ta cần phải suy nghĩ để nhận ra.
Trong sinh hoạt hàng ngày, nếu không nhìn ra chân lý những điều mình muốn. Chúng ta sẽ thiếu động cơ thúc đẩy để cố gắng đạt đến mục đích. Khi biết căn nhà là nơi đụt nắng, che mưa. Người ta sẽ cố gắng làm việc để có cái nhà để che thân. Trong đấu tranh khi nhận ra chính nghĩa, thì sự dấn thân mới bền bỉ lâu dài. Khi hiểu làm người ai cũng có phẩm cách và danh dự, thì người ta mới cố gắng làm những điều phải làm để bảo vệ danh dự, uy tín của mình khi bị tổn thương hay đang có mầm móng đe dọa sắp bị tổn thương.
Trong cuộc họp thăm dò ý kiến của Ban Đặc Nhiệm ngày 12/9/09 vừa qua. Với những phát giác chung quanh cái gọi là “Vietnamse - Amerian Community Center ”. Người tham dự đã nhận ra lòng tin, cảm tình của người Việt trong vùng dành cho bà nghị viên khu vực 7 càng ngày càng sa sút do việc bà ta đã toa rập cùng thành phố lấy danh nghĩa cộng đồng VN xử dụng không đúng chỗ.
Nhìn vào ý kiến của người tham dự được Ban Tổ Chức tóm tắt trên bảng. Mới thấy rằng CĐVN là một thực thể có tư cách, biết tôn trọng quyền lợi chung của xã hội. Bảng tóm tắt là nhân chứng để minh định: “không một người Việt nào phản đối chính quyền khi họ thành lập một trung tâm đa văn hóa để đáp ứng nhu cầu xã hội, văn hóa, giáo dục và giải trí cho mọi sắc tộc”. Không có một ý kiến nào bày tỏ ý định muốn chiếm độc quyền xử dụng trung tâm, đã cho thấy CĐVN lên tiếng vì nhiều lý do khác. Trong đó có những lý do dưới đây:
1). Thành phố đặt tên là “ Vietnamese-American Community Center ”, nhưng mục đích là phục vụ mọi sắc dân. Đã cho thấy cái danh bên ngoài không đồng thuận với việc làm bên trong.
Một cửa tiệm với hàng chữ quảng cáo lớn và rõ ràng bên ngoài là: “Nhà hàng Việt Nam ” thì không thể là nơi khi thực khách VN đến ăn thì nhân viên nhà hàng cho biết: “Hôm nay chúng tôi bán Pizza và Tacobell… Ngày mai chúng tôi bán Hamberger và Hot dog. Ngày mốt chúng tôi bán cơm Thái, cơm Đại hàn… Ngày khác chúng tôi bán thức ăn Việt Nam” . Như vậy bảng hiệu “Nhà hàng Việt Nam ” bên ngoài là sự dối trá, lừa gạt trắng trợn.
2) Cộng đồng Việt Nam không chấp nhận cái gọi là “Vietnamese-American Community Center” vì nó chẳng những không chính danh, mà còn ẩn tàng mầm móng bất lợi liên quan đến uy tín, danh dự cộng đồng người Việt.
- Là một trung tâm văn hóa đa sắc tộc nhưng lại tên là “Trung tâm cộng đồng người Mỹ gốc Việt”. Điều này sẽ tạo ra sự chia rẻ, kỳ thị với các sắc tộc khác. Trong khi chính quyền có thể chọn cái tên hợp lý chính danh hơn như: “Trung tâm Cộng Đồng Đa Sắc Tộc” để tránh sự đố kỵ của các cộng đồng khác nhìn vào cộng đồng VN.
- Là một cơ sở chung, nhưng nếu có những vấn đề như trộm cắp, đánh lộn, cướp của, giết người xảy ra trong lúc chưa biết thủ phạm là ai. Nhưng, chắc chắn mang tiếng là Cộng Đồng Việt Nam khi báo chí loan tin là đã xảy ra tại “ Vietnamese-American Community Center ”. Chuyện “Quít làm, Cam chịu” là một sự nhảm nhí không thể chấp nhận. Sự đặt tên này, là việc làm vô ý thức của một người mang giòng máu VN nhưng chỉ vì quyền lợi cá nhân mà bán uy tín, danh dự của một dân tộc. Đây là sự sai lầm tai hại nên CĐVN không đồng ý.
Hàng ngày, tổng đài phát thanh AM1430, Sở Cảnh Sát cứ một giờ, nửa tiếng, nhắc nhở dân thành phố ra đường coi chừng bị giựt bóp. Đã cho thấy thành phố đang trong tình trạng an ninh bất bất ổn.
Do đó, nếu cái tên “LittLe Sàigòn” tiêu biểu cho căn cước của người Việt quốc gia tỵ nạn cộng sản trong một khu thương mại. Thì cái tên “ Vietnamse-American Community Center ” tiêu biểu cho cả một dân tộc trong lãnh vực Văn hóa, Xã hội , Chính trị lẫn Kinh tế của người Việt lưu vong. Cho nên, CĐVN đề nghị yêu cầu chính quyền đổi cái gọi là “Vietnamese-American Community Center” thành một tên khác là một nguyện vọng chính đáng, hợp lý, hợp pháp không thể phủ nhận.
3.) Vào tháng 10 năm 2006, bà nghị viên khu vực 7 khoe thành tích là đã vận động thành phố được ngân khoản 2 triệu 800 ngàn để thành lập một trung tâm sinh hoạt dành cho người Việt Nam. Như là một tài sản riêng, bà nói thẳng đã giao cho một bác sĩ lập Ban Điều Hành để tiến hành thủ tục “tiếp thu”. Nhưng sự thật không phải vậy. Vì qua buổi hội thảo ngày 12/09/09, một lần nữa bản chất nói láo chuyên nghiệp của nữ nghị viên kia đã lộ ra. Mọi người tham dự đề nghị không muốn thấy bà xuất hiện trong những kỳ hội thảo sắp tới do sự bất tín nhiệm, cũng là ý kiến chính đáng.
Khi nói đến thành tích của bà nghị viên , ngoài các thành tích mơ hồ như đã tạo được 1.000 việc làm trong khu chợ The Plant, xây được hàng trăm căn nhà housing tại đường Senter, xây công viên chùa Đức Viên, vân vân... Thì thành tích lập “Vườn Văn Hóa Việt” của bà là một sì nhục cho CĐVN tại San Jose khi người ta đi ngang qua cái vườn này.
Trong chương trình phát thanh của LĐCTNV/BCL ngày 18/9/09, khi các ông Hồ Vũ, Lê Lộc, Thomas Nguyễn đề cập đến thành tích hoạt động của bà nghị viên. Thính giả nghe qua đều ngao ngán. Khi nghe nhắc đến bốn chữ “Vườn Văn Hóa Việt” người nghe bổng bất giác ngậm ngùi. Tủi cho cho nền văn hoá dân tộc, đã bị bà nghị viên và ông bác sĩ bôi bác một cách thê thảm.
Khi đi ngang qua cái gọi là “Vườn Văn Hoá Việt” trên đường Robert, không một người nào tránh khỏi chua xót khi nhìn thấy cỏ vàng, cát bụi đã phủ lấp “viên đá đầu tiên” trị giá 600 ngàn đô la. Còn tấm bảng cao vừa khỏi ngọn cỏ thì đã bị kẻ phá phách vẻ bậy, bôi bẫn lên đó. Trong khi ấy, hai lá cờ Mỹ -Việt trên cao lúc thì ủ rủ, lúc thì bay bay một cách trơ trẻn. Khiến ông đi qua, bà đi lại không hiểu đó là cái vườn gì. Hình ảnh này trông còn bi thảm hơn “nấm đất” của kỷ nữ Đạm Tiên được thi hào Nguyễn Du diễn tả trong tác phẩm Kim Vân Kiều qua hai câu lục bát: “Xè xè nấm đất bên đàng - Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”.
Thành tích văn hóa của bà nghị viên với mãnh vườn đầy cỏ dại ba năm trơ gan cùng tuế nguyệt, đã khiến hai thành viên LĐCTNV/BCL là Hồ Vũ và Lê Lộc thảng thốt kêu lên đó là vườn văn hóa thời Động Đình Hồ. Trong khi ấy thảm cảnh “ Vườn Văn Hóa Việt” được ông Thomas Nguyễn mô tả là việc làm thiếu đạo đức, thiếu trách nhiệm và coi người đời như cỏ rác của một nghị viên.
Rồi đây, cũng như câu chuyện tên “Little Sàigòn” cái gọi là “Vietnamese-American Community Center” sẽ được các cơ quan truyền thông Mỹ, Mễ như đài KLIV, báo SJM, báo Metro cắm râu, thêm sừng để biến CĐVN thành con con cú, quá khích, hẹp hòi và bà nghị là con phượng hoàng của của thành phố. Chuyện bóp méo, vo tròn, vẻ hình, thêm bóng con người và xã hội là việc của các cơ quan truyền thông coi chân lý, lẽ phải là đồng đô la. Riêng CĐVN khi đã nhận ra từ chuyện “Little Sàigòn”, đến sự áp đặt tên “Vietnamese-American Community Center” là hiện thân của một chính quyền thực dân mà CĐVN đang đối diện, thì chúng ta phải làm gì để bảo vệ quyền lợi, uy tín, danh dự của mình. Nếu việc bảo vệ sự vĩnh cửu của cộng đồng VNHN là chân lý, thì con đường chọn lựa duy nhứt của mọi người là cùng nhau đứng lên cho dù chông gai, gian khổ.
Đặng thiên Sơn (23/9/09)
---
Tuesday, September 15, 2009
dts: Hết cộng đồng tiếm danh đến chính quyền tiếm danh!
Hết cộng đồng tiếm danh đến chính quyền tiếm danh!
* Đặng thiên Sơn
Vào lúc 8 giờ 30 sáng ngày 12 /09/09, trên hơn 200 người Việt quốc gia tỵ nạn CS tại thành phố San Jose , Bắc California đã đến tham dự buổi thăm dò ý kiến do Ban Đặc Nhiệm tổ chức tại trường trung học Yerba Buena. Tinh thần buổi họp, là tạo một diễn đàn để mọi cư dân trong thành phố thảo luận, phát biểu ý kiến về việc thành lập một cơ sở mang tên “Vietnamese -American Community Center”. Sau buổi thảo luận, Ban Đặc Nhiệm sẽ đúc kết các ý kiến đệ trình lên thành phố, để thành phố dựa vào đó quyết định những việc làm kế tiếp.
Buổi thảo luận ngày 12/09/09, đã làm sáng tỏ thêm những vấn đề như sau:
- “ Vietnamese-American Community Center ” được lập ra để đáp ứng nhu cầu xã hội, văn hóa, giáo dục và giải trí cộng đồng cho mọi sắc dân. Trong đó có những chương trình của người Mỹ gốc Việt. Những sinh hoạt có tính cách chính trị không được đề cập đến.
- Ngân quỹ 2 triệu 750 ngàn thành phố cấp, chỉ dành cho kế hoạch xây cất và sửa chữa trung tâm. Thành phố đã chọn trung tâm Shirakawa tại số 2072 Lucertia, San Jose thuộc khu vực 7 làm nơi thực hiện dự án.
- Khi xong, thành phố sẽ giao việc điều hành trung tâm cho một tổ chức bất vụ lợi có khả năng, bất kể sắc dân nào. Thành phố sẽ đưa ra mẫu đề nghị (Request for Proposal) cho những tổ chức nào đủ điều kiện muốn quản lý trung tâm. Như vậy, sau khi tu bổ xong vào năm 2011, trung tâm không hẳn là do cộng đồng VN quản trị.
- Các đề nghị, ý kiến về dự án sẽ hoàn tất và đệ nạp lên HĐTP sớm vào năm 2010. (Recommendations through the outreach process will go to City Council in early 2010).
Cuối cùng vấn đề đặt ra trong buổi thảo luận, là cơ hội nào và làm thế nào để phát triển trung tâm.
Khi thành phố đã sắp xếp các chương trình hoạt động cho trung tâm và hầu như đã quyết định trước, rồi mới mướn người tổ chức các buổi họp gọi là đóng góp ý kiến như đã trình bày. Cho thấy, đây là cách “Chơi ngược : đặt con trâu trước cái cày” của HĐ thành phố. Tuy nhiên, buổi họp ngày 12/09/09 của Ban Đặc Nhiệm được đánh giá tương đối thành công trên phương diện dân chủ. Và có ý nghĩa về phản ứng của CĐVN đối với thành phố và cá nhân bà nghị viên người Mỹ gốc Việt tại khu vực 7.
Trong chương trình phát thanh của của Liên Đoàn Cử Tri Người Việt Bắc Cali vào ngày thứ Bảy 11 tháng 9/09 vừa qua, thính giả cảm thấy thích thú khi nghe bác sĩ Nha khoa Hồ Vũ nhấn mạnh ba chữ “cái gọi là” trước tên “Vietnamese-American Community Center” khi thảo luận với ông Lê Lộc, Phó chủ tịch LĐCT về dự án xây dựng trung tâm.
Người ta thường dùng cụm từ “cái gọi là” trước một cái tên hay một danh xưng để diễn tả sự khôi hài, lố bịch, lẫn bất chính của cái tên đó.
Người Miền Nam Việt Nam hay nói “Cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ” vì thực chất của mặt trận này không phải là giải phóng cho ai. Mà là một tổ chức cướp của, giết người và làm tay sai cho Nga-Tàu.
Người Việt Nam cũng thường hay nói “Cái gọi là không có gì quí hơn độc lập tự do” của Việt Cộng để ám chỉ khẩu hiệu này là cái bánh vẻ. Chỉ có trên tường tại các cơ sở làm việc của VC. Chỉ có tại các ngã ba, ngã tư đường để tuyên truyền. Còn trên thực tế người dân không có tự do gì cả và và đất nước đang chịu sự sai khiến, nô lệ Tàu Cộng.
Khi tham dự buổi họp, người ta còn phát giác thêm một điều khá thú vị, là ngoài việc “treo đầu đê bán thịt chó” và bán “bánh vẻ”. Thành phố còn đưa ra một “chiêu” nói rằng, tên “Vietnamese-American Community Center” có thể sau này được sửa đổi lại với câu thòng thêm, là việc sửa đổi phải theo tiến trình đặt tên của thành phố. Như vậy, đã cho thấy cái gọi là “Vietnamese-American Community Center” là một vở tuồng, với đầy đủ kịch tính của nó.
Thành phố có nhã ý dành một ngân khoản để thành lập một cơ sở lấy tên là “Vietnamese -American Community Center”. Có thể hiểu, là thành phố “đỡ đầu” cho một dự án dành cho cộng đồng VN. Thái độ đỡ đầu ! Được xem là hành động của một “bà mụ” đỡ đẻ. Nếu thật tâm giúp đỡ và vinh danh CĐVN, thì TP phải hiểu rằng việc đặt tên cho đứa bé hãy để cho cha mẹ nó tức là Cộng Đồng VN chọn lựa, đặt tên và dạy dỗ chớ không phải là “bà mụ”.
Hơn ai hết, thành phố phải hiểu rằng 15 năm qua, cộng đồng người Việt tại thành phố San Jose có một tổ chức gọi là Ban Đại Diện CĐVN Bắc Cali. Cho nên, khi quyết định một việc ảnh hưởng đến danh nghĩa cộng đồng VN, thành phố nên liên lạc trực tiếp với Ban Đại Diện Cộng Đồng của họ. Cũng như các Ban Đại Diện cộng đồng người Mễ, Phi Luật Tân, Đại hàn, Nhật Bổn, Lào, Miên… và Congo đang có mặt tại thành phố, thì Ban Đại Diện CĐVN là một trong số những cộng đồng này. Đây là những tổ chức chính danh, hoạt động hợp pháp có giấy phép của tiểu bang.
Với sự hoạt động có giấy phép, các Ban Đại Diện Cộng đồng thiểu số có tư cách pháp nhân trước chính quyền. Đối với tư cách của họ. Nếu là một chính quyền có đạo đức, có nhân bản, biết tôn trọng tự do và thật lòng phục vụ cư dân thì thành phố phải biết trân trọng các Ban Đại Điện này. Bởi vì, xét ra, giá trị của các Ban Đại Diện trên phương diện tinh thần, sự tín nhiệm của người dân đối với BĐD còn cao hơn một nghị viên của một khu vực.
Là chính quyền, Hội Đồng Thành Phố, hơn ai hết phải hiểu và ý thức rằng, đối với cộng đồng Việt Nam tại San Jose . Bà nữ nghị viên người Mỹ gốc Việt tại khu vực 7, giá trị đại diện của bà chỉ lẫn quẩn trong khu vực của bà mà thôi. Ngoài khu vực 7, bà không có thêm một phiếu bầu nào khác. Nói như vậy, để xác định tiếng nói hay đề nghị của bà ta liên quan đến CĐVN tại San Jose chưa hẳn là tiếng nói tiêu biểu, trung thực. Đây cũng là lý do giải thích tại sao bà im hơi, lặng tiếng trước cái chết đầy nghi vấn của Daniel Sơn Phạm do cảnh sát gây ra tại khu vực 8. Vì lên tiếng là dẫm chân lên “phần đất” của nghị viên Kenshen Chu. Trong khi ấy Ban Đại Diện CĐVN/BCL do Nguyễn Ngọc Tiên, Liên Đoàn CTNV/BCL do LS.Ngô Văn Tiệp và Little Sàigòn Foundation do TS. Đỗ Hùng lãnh đạo đã mạnh dạn, thẳng thắn đặt vấn đề với HĐTP, với Văn Phòng Biện Lý Cuộc và Sở Cảnh Sát.
HĐTP chỉ dựa vào những đề nghị của bà nghị viên khu vực 7, để đặt tên cho dự án mang danh người Việt Nam mà không thảo luận đầy đủ, rộng rãi với các đại diện, và hội đoàn Việt Nam là một hành động tiếm danh. Tiếm danh là một “hành vi phạm pháp trong một chế độ thượng tôn luật pháp”.
Là chính quyền, ông Thị trưởng Chuck Reed và HĐTP phải thấy được thực chất của Ban Đại Diện CĐVN /BCL hiện nay. Thực chất này, đã được chứng minh khi thành phố dự định áp đặt tên “Sàigòn Business District” cho một khu thương mại VN trên đường Story Rd. Với số lượng hàng chục ngàn người tham gia biểu tình trước tiền đình City Hall phản đối chính quyền chà đạp dân chủ. Đã cho thấy, giá trị lời kêu gọi của Ban Đại Diện CĐVN/BCL như thế nào. Giá trị và hình ảnh này, so với những gì đã xảy ra vào ngày 12/09/09 tại trường Y.B, khi bà nghị viên khu vực 7 được BTC giới thiệu lên sân khấu nói chuyện. Thì hầu như 90% người tham dự đã đứng lên bỏ ra ngoài. Hành động bày tỏ sự bất tính nhiệm, nên họ không muốn nghe những gì bà này nói, dù là lời chào mừng thăm hỏi.
HĐTP chấp thuận những gì do bà nghị viên khu vực 7 đưa ra, là một quyết định nông cạn, hồ đồ. Thành phố dùng Trung tâm Shirakawa trên đường Lucretia - một khúc xương gà mục nát đã bị người khác chê, vứt bỏ đi để thực hiện dự án “Vietnamese -American Community Center” là một hành động độc ác, vô nhân đạo.
Không một ai làm thị trưởng hoài tại một thành phố và không một ai làm nghị viên hoài tại một khu vực. Chắc chắn rồi đây những “con sâu làm rầu nồi canh” trong CĐVN sẽ bị đẩy lùi vào bóng tối. Và thị trưởng bất tài, nghị viên bất xứng sẽ bị đào thải ra khỏi HĐTP vào nhiệm kỳ năm 2010.
Đặng thiên Sơn (16/09/09)
---
* Đặng thiên Sơn
Vào lúc 8 giờ 30 sáng ngày 12 /09/09, trên hơn 200 người Việt quốc gia tỵ nạn CS tại thành phố San Jose , Bắc California đã đến tham dự buổi thăm dò ý kiến do Ban Đặc Nhiệm tổ chức tại trường trung học Yerba Buena. Tinh thần buổi họp, là tạo một diễn đàn để mọi cư dân trong thành phố thảo luận, phát biểu ý kiến về việc thành lập một cơ sở mang tên “Vietnamese -American Community Center”. Sau buổi thảo luận, Ban Đặc Nhiệm sẽ đúc kết các ý kiến đệ trình lên thành phố, để thành phố dựa vào đó quyết định những việc làm kế tiếp.
Buổi thảo luận ngày 12/09/09, đã làm sáng tỏ thêm những vấn đề như sau:
- “ Vietnamese-American Community Center ” được lập ra để đáp ứng nhu cầu xã hội, văn hóa, giáo dục và giải trí cộng đồng cho mọi sắc dân. Trong đó có những chương trình của người Mỹ gốc Việt. Những sinh hoạt có tính cách chính trị không được đề cập đến.
- Ngân quỹ 2 triệu 750 ngàn thành phố cấp, chỉ dành cho kế hoạch xây cất và sửa chữa trung tâm. Thành phố đã chọn trung tâm Shirakawa tại số 2072 Lucertia, San Jose thuộc khu vực 7 làm nơi thực hiện dự án.
- Khi xong, thành phố sẽ giao việc điều hành trung tâm cho một tổ chức bất vụ lợi có khả năng, bất kể sắc dân nào. Thành phố sẽ đưa ra mẫu đề nghị (Request for Proposal) cho những tổ chức nào đủ điều kiện muốn quản lý trung tâm. Như vậy, sau khi tu bổ xong vào năm 2011, trung tâm không hẳn là do cộng đồng VN quản trị.
- Các đề nghị, ý kiến về dự án sẽ hoàn tất và đệ nạp lên HĐTP sớm vào năm 2010. (Recommendations through the outreach process will go to City Council in early 2010).
Cuối cùng vấn đề đặt ra trong buổi thảo luận, là cơ hội nào và làm thế nào để phát triển trung tâm.
Khi thành phố đã sắp xếp các chương trình hoạt động cho trung tâm và hầu như đã quyết định trước, rồi mới mướn người tổ chức các buổi họp gọi là đóng góp ý kiến như đã trình bày. Cho thấy, đây là cách “Chơi ngược : đặt con trâu trước cái cày” của HĐ thành phố. Tuy nhiên, buổi họp ngày 12/09/09 của Ban Đặc Nhiệm được đánh giá tương đối thành công trên phương diện dân chủ. Và có ý nghĩa về phản ứng của CĐVN đối với thành phố và cá nhân bà nghị viên người Mỹ gốc Việt tại khu vực 7.
Trong chương trình phát thanh của của Liên Đoàn Cử Tri Người Việt Bắc Cali vào ngày thứ Bảy 11 tháng 9/09 vừa qua, thính giả cảm thấy thích thú khi nghe bác sĩ Nha khoa Hồ Vũ nhấn mạnh ba chữ “cái gọi là” trước tên “Vietnamese-American Community Center” khi thảo luận với ông Lê Lộc, Phó chủ tịch LĐCT về dự án xây dựng trung tâm.
Người ta thường dùng cụm từ “cái gọi là” trước một cái tên hay một danh xưng để diễn tả sự khôi hài, lố bịch, lẫn bất chính của cái tên đó.
Người Miền Nam Việt Nam hay nói “Cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ” vì thực chất của mặt trận này không phải là giải phóng cho ai. Mà là một tổ chức cướp của, giết người và làm tay sai cho Nga-Tàu.
Người Việt Nam cũng thường hay nói “Cái gọi là không có gì quí hơn độc lập tự do” của Việt Cộng để ám chỉ khẩu hiệu này là cái bánh vẻ. Chỉ có trên tường tại các cơ sở làm việc của VC. Chỉ có tại các ngã ba, ngã tư đường để tuyên truyền. Còn trên thực tế người dân không có tự do gì cả và và đất nước đang chịu sự sai khiến, nô lệ Tàu Cộng.
Khi tham dự buổi họp, người ta còn phát giác thêm một điều khá thú vị, là ngoài việc “treo đầu đê bán thịt chó” và bán “bánh vẻ”. Thành phố còn đưa ra một “chiêu” nói rằng, tên “Vietnamese-American Community Center” có thể sau này được sửa đổi lại với câu thòng thêm, là việc sửa đổi phải theo tiến trình đặt tên của thành phố. Như vậy, đã cho thấy cái gọi là “Vietnamese-American Community Center” là một vở tuồng, với đầy đủ kịch tính của nó.
Thành phố có nhã ý dành một ngân khoản để thành lập một cơ sở lấy tên là “Vietnamese -American Community Center”. Có thể hiểu, là thành phố “đỡ đầu” cho một dự án dành cho cộng đồng VN. Thái độ đỡ đầu ! Được xem là hành động của một “bà mụ” đỡ đẻ. Nếu thật tâm giúp đỡ và vinh danh CĐVN, thì TP phải hiểu rằng việc đặt tên cho đứa bé hãy để cho cha mẹ nó tức là Cộng Đồng VN chọn lựa, đặt tên và dạy dỗ chớ không phải là “bà mụ”.
Hơn ai hết, thành phố phải hiểu rằng 15 năm qua, cộng đồng người Việt tại thành phố San Jose có một tổ chức gọi là Ban Đại Diện CĐVN Bắc Cali. Cho nên, khi quyết định một việc ảnh hưởng đến danh nghĩa cộng đồng VN, thành phố nên liên lạc trực tiếp với Ban Đại Diện Cộng Đồng của họ. Cũng như các Ban Đại Diện cộng đồng người Mễ, Phi Luật Tân, Đại hàn, Nhật Bổn, Lào, Miên… và Congo đang có mặt tại thành phố, thì Ban Đại Diện CĐVN là một trong số những cộng đồng này. Đây là những tổ chức chính danh, hoạt động hợp pháp có giấy phép của tiểu bang.
Với sự hoạt động có giấy phép, các Ban Đại Diện Cộng đồng thiểu số có tư cách pháp nhân trước chính quyền. Đối với tư cách của họ. Nếu là một chính quyền có đạo đức, có nhân bản, biết tôn trọng tự do và thật lòng phục vụ cư dân thì thành phố phải biết trân trọng các Ban Đại Điện này. Bởi vì, xét ra, giá trị của các Ban Đại Diện trên phương diện tinh thần, sự tín nhiệm của người dân đối với BĐD còn cao hơn một nghị viên của một khu vực.
Là chính quyền, Hội Đồng Thành Phố, hơn ai hết phải hiểu và ý thức rằng, đối với cộng đồng Việt Nam tại San Jose . Bà nữ nghị viên người Mỹ gốc Việt tại khu vực 7, giá trị đại diện của bà chỉ lẫn quẩn trong khu vực của bà mà thôi. Ngoài khu vực 7, bà không có thêm một phiếu bầu nào khác. Nói như vậy, để xác định tiếng nói hay đề nghị của bà ta liên quan đến CĐVN tại San Jose chưa hẳn là tiếng nói tiêu biểu, trung thực. Đây cũng là lý do giải thích tại sao bà im hơi, lặng tiếng trước cái chết đầy nghi vấn của Daniel Sơn Phạm do cảnh sát gây ra tại khu vực 8. Vì lên tiếng là dẫm chân lên “phần đất” của nghị viên Kenshen Chu. Trong khi ấy Ban Đại Diện CĐVN/BCL do Nguyễn Ngọc Tiên, Liên Đoàn CTNV/BCL do LS.Ngô Văn Tiệp và Little Sàigòn Foundation do TS. Đỗ Hùng lãnh đạo đã mạnh dạn, thẳng thắn đặt vấn đề với HĐTP, với Văn Phòng Biện Lý Cuộc và Sở Cảnh Sát.
HĐTP chỉ dựa vào những đề nghị của bà nghị viên khu vực 7, để đặt tên cho dự án mang danh người Việt Nam mà không thảo luận đầy đủ, rộng rãi với các đại diện, và hội đoàn Việt Nam là một hành động tiếm danh. Tiếm danh là một “hành vi phạm pháp trong một chế độ thượng tôn luật pháp”.
Là chính quyền, ông Thị trưởng Chuck Reed và HĐTP phải thấy được thực chất của Ban Đại Diện CĐVN /BCL hiện nay. Thực chất này, đã được chứng minh khi thành phố dự định áp đặt tên “Sàigòn Business District” cho một khu thương mại VN trên đường Story Rd. Với số lượng hàng chục ngàn người tham gia biểu tình trước tiền đình City Hall phản đối chính quyền chà đạp dân chủ. Đã cho thấy, giá trị lời kêu gọi của Ban Đại Diện CĐVN/BCL như thế nào. Giá trị và hình ảnh này, so với những gì đã xảy ra vào ngày 12/09/09 tại trường Y.B, khi bà nghị viên khu vực 7 được BTC giới thiệu lên sân khấu nói chuyện. Thì hầu như 90% người tham dự đã đứng lên bỏ ra ngoài. Hành động bày tỏ sự bất tính nhiệm, nên họ không muốn nghe những gì bà này nói, dù là lời chào mừng thăm hỏi.
HĐTP chấp thuận những gì do bà nghị viên khu vực 7 đưa ra, là một quyết định nông cạn, hồ đồ. Thành phố dùng Trung tâm Shirakawa trên đường Lucretia - một khúc xương gà mục nát đã bị người khác chê, vứt bỏ đi để thực hiện dự án “Vietnamese -American Community Center” là một hành động độc ác, vô nhân đạo.
Không một ai làm thị trưởng hoài tại một thành phố và không một ai làm nghị viên hoài tại một khu vực. Chắc chắn rồi đây những “con sâu làm rầu nồi canh” trong CĐVN sẽ bị đẩy lùi vào bóng tối. Và thị trưởng bất tài, nghị viên bất xứng sẽ bị đào thải ra khỏi HĐTP vào nhiệm kỳ năm 2010.
Đặng thiên Sơn (16/09/09)
---
Friday, September 11, 2009
Vietnamese American Community Center: Trước tiệm treo đầu dê, bên trong bán thịt chó
Thứ Tư, ngày 9 tháng 9 năm 2009
Vietnamese American Community Center: Trước tiệm treo đầu dê, bên trong bán thịt chó? • Đặng thiên Sơn
Vietnamese American Community Center: Trước tiệm treo đầu dê, bên trong bán thịt chó
• Đặng thiên Sơn
Gần đây, vào những ngày cuối tháng 8/09, cộng đồng người Việt tại San Jose bàn tán xôn xao về việc HĐTP qua sự làm việc của Ban Đặc Nhiệm (The Task Force) đang tiến hành các cuộc thăm dò để lấy ý kiến cộng đồng VN về việc thành lập một cơ sở được thành phố đặt tên là “Vietnamese American Community Center”. Cuộc thăm dò đầu tiên sẽ khai diễn vào lúc 8 giờ 30 sáng ngày thứ Bảy 12 tháng 9 năm 2009, tại trường trung học Yerba Buena nằm tại số 1855 đường Lucretia Ave, San Jose. Đây là cuộc thăm dò trực tiếp, khác với cuộc thăm dò chọn tên cho khu thương mại người Việt trên đường Story năm 2007. Cuộc thăm dò dành cho cư dân trong 11 khu vực của thành phố.
“Vietnamese American Community Center” không phải là một tên mới, mà là cái tên cách nay 2 năm đã tạo nên làn sóng tranh cãi và phẫn nộ trong cộng đồng Việt Nam. Lúc ấy, bà nghị viên khu vực 7 đã tuyên bố giao cho BS. Nguyễn Xuân Ngãi khai thác quản trị, dự án thành lập trung tâm này. Lý do, vì bà muốn đền ơn BS. Ngãi đã giúp bà lúc bà ra tranh cử.
Ngày nay, cái tên “Vietnamese American Community Center” một lần nữa được đề cập đến. Nhiều sự thật bên trong dự án được Ban Đặc Nhiệm trình bày, đã làm mọi người sửng sốt.
Cái tên “Vietnamese American Community Center” mới nghe, ai cũng tưởng đây là một cơ sở dành riêng cho cộng đồng người Việt tại địa phương. Nhưng không phải vậy! Khi đọc các văn bản liên quan đến dự án, người ta mới “té ngửa”. Vì thực chất bên trong lâu nay đã bị bưng bít. Các tài liệu cho biết, mục đích thành lập “Vietnamese American Community Center” của chính quyền không phải là cơ sở độc quyền cho CĐVN, mà đó là một trung tâm đa văn hóa, là nơi phục vụ mọi cư dân. Như vậy, rõ ràng cái tên “Vietnamese American Community Center” chỉ là “cái tiếng”. Nói một cách khác “Vietnamese American Community Center” chỉ là một cửa tiệm “bên ngoài treo đầu dê, bên trong bán thịt chó” của Hội Đồng Thành Phố và những kẻ chủ mưu.
Mục đích thành lập cơ sở mang tên “Vietnamese American Community Center” được xác định rõ ràng nơi trang 2 trong văn bản của cơ quan San Jose Redevelopment Agency (redevelopment works). Nguyên văn như sau: “Objective of the VACC project is to create a community center that celebrates diversity, fosters belonging, and brings vital services to this region. Many of the programs will focus on the Vietnamese American community, yet the VACC is intended to serve all residents of the region.” Tạm dịch: “ Mục tiêu thành lập trung tâm cộng đồng để biểu dương, bồi dưỡng di sản và mang lại những dịch vụ trọng yếu trong vùng. Nhiều chương trình của cộng đồng VN được nhắm đến. Tuy vậy, ý định của trung tâm là phục vụ cho tất cả mọi người sống trong vùng.”
Một tài liệu khác của cơ quan Park and Community Facilities Capital Program-Council District 7 (2009-2013 Proposed Capital Improvement Program) nơi mục 5, đề cập đến tên “Vietnamese American Community Center” tường trình trong tam cá nguyệt thứ 3 của năm 2006, cho biết nguồn ngân khoản dành cho dự án được phát xuất từ:
1.) Council District 7 Contruction and Conveyence Tax Fund $1,000,000.
2.) Parks City-Wide Contruction and Conveyence tax Fund $ 150,000.
3.) The San Jose Redevelopment Agency Capital Buget 1,600,000.
Tổng cộng ngân sách là 2 triệu 750 ngàn. Như vậy, số tiền này không phải phát xuất từ ngân sách văn phòng của bà nghị viên khu vực 7. Tài liệu còn cho biết dự án “Vietnamese American Community Center” có danh xưng trước đây là “Vietnamese Cultural Community Center”( This project was previously titled Vietnamese Cultural Community Center).
Điều đáng lưu ý, những chi tiết và thời gian nêu trên không tránh khỏi người đọc nghi ngờ về sự trung thực khi bà nghị viên khu vực 7 tuyên bố dự án do bà đề ra. Mọi người hình dung lại hình ảnh bà nghị viên tuyên thệ nhậm chức vào cuối năm 2005, thì thời giờ đâu để bà nghiên cứu đưa ra kế hoạch dự án có tên là “Vietnamese Cultural Community Center”. Trong khi các dự án phát triển thành phố, chuẩn chi ngân sách không phải là chuyện một sớm, một chiều. Cho nên, hôm nay cái tên “Vietnamese Cultural Community Center” đổi thành tên mới “Vietnamese American Community Center” là một hình thức tạo “thành tích”.
Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao lại đổi tên, đổi tên với mục đích gì, và ảnh hưởng ra sao đối với tâm lý người nghe. Và tại sao Liên Đoàn Cử Tri Người Việt Bắc Cali lên tiếng kêu gọi CĐVN tham dự thật đông buổi đóng góp ý kiến?
Với cái tên “Vietnamese American Community Center” người nghe ai cũng lầm tưởng đó là nơi thường xuyên, hàng ngày người Việt tha hồ tới lui sinh hoạt cộng đồng. Cái tên đẹp đẽ này không những làm hả dạ, hài lòng người Việt tại địa phương mà còn làm mọi người Việt khắp nơi trên thế giới hãnh diện lây. Tên “Vietnamese American Community Center” khi nghe tới hay đọc được trên sách, báo, người ta sẽ có ấn tượng tốt hơn cái tên “Vietnamese Cultural Community Center”. Vì với tên này, trung tâm chỉ là một nơi trưng bày hình ảnh văn hóa. Hay chỉ là một phòng triển lãm không hơn không kém.
Sự đổi tên của một cơ sở là cách chơi chữ, là cách làm ăn theo kiểu “bình mới rượu cũ”, là cách làm ăn kiểu “ Under new management”. Với dự tính và chủ mưu, thì đây là trò “ảo thuật chính trị” của TP. khi mùa vận động, gây quỹ tranh cử được bắt đầu vào tháng 3/ 2010.
Có nhiều người nghĩ rằng, tham dự buổi họp tham khảo ý kiến về việc dự án “Vietnamese American Community Center” tại trường trung học Yerba Buena là đi “hợp thức hóa và thừa nhận” công lao bà nghị viên khu vực 7. Nghĩ như vậy, có thể vì nỗi đau do bà nghị viên man trá gây ra còn tồn tại trong lòng qua vụ Little Saigòn chăng?
Nhưng, hợp thức hóa và thừa nhận đâu chưa thấy, chỉ thấy trước mắt, nếu không đến tham dự buổi họp, là chúng ta đã từ chối cơ hội “quyền đòi hỏi, quyền đề nghị, quyền đóng góp ý kiến” liên quan đến quyền lợi của cộng đồng. Như vậy, sau này chúng ta sẽ không có bằng chứng để tố cáo nếu có sự lật lọng. Hay khó lòng biện luận khi có những điều bất cập xảy ra tại cái trung tâm “treo đầu dê, bán thịt chó” làm ảnh hưởng đến sinh hoạt chống cộng. Nên chuẩn bị trước vẫn hơn.
Thành phố San Jose dành một ngân khoản để thành lập một trung tâm cho cộng đồng VN được coi là một quà tặng. Đã là một quà tặng, thì theo lẽ thường không ai từ chối. Hơn nữa, lại là một món quà đầy ý nghĩa. Chẳng những tặng quà cho cộng đồng, mà thành phố còn dành cho chúng ta quyền đóng góp ý kiến để món quà của họ phù hợp với nguyện vọng chúng ta. Thực, hư, thiệt, giả, hế nào chưa biết. Vậy sao chúng ta không rủ nhau đến tham dự cho thật đông để bày tỏ nguyện vọng của mình? Chẳng hạn như chúng ta đồng lòng cùng đề nghị:
1./ Trung tâm Shikarawa nằm trên đường Lucretia là một building cũ rích, chật chội, mục nát nằm trong khu vực động đất rất nguy hiểm đến tính mạng khi CĐVN có thói quen tập hợp vài trăm, vài ngàn người. Lối vào địa điểm lưu thông không thuận lợi vì đường Story và Tullly luôn luôn bị kẹt xe. Xin thành phố “từ từ” chọn một địa điểm thích hợp, an toàn hơn vì với tình hình địa ốc hiện nay có thể tìm được một mới hơn tốt hơn với cũng số tiền 2 triệu 750 ngàn. Như tên gọi “Trung Tâm Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt”, thì địa điểm đâu cần phải nằm trong khu vực 7.
2/ Xin TP. đổi tên “Trung Tâm Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt” thành “Trung Tâm Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt Tỵ Nạn Cộng Sản” thích hợp với hoàn cảnh của chúng tôi hơn.
3/ Là trung tâm đa văn hóa, nhưng xin TP. xác nhận trung tâm này chỉ có văn hóa của Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản mà thôi. Nơi đây chỉ được phép treo cờ vàng ba sọc đỏ cho phù hợp với tinh thần nghị quyết công nhận cờ vàng của thành phố. Và nơi đây chỉ có những văn hóa hoá phẩm của thời chính phủ VNCH và của người Việt tỵ nạn CS tại hải ngoại. Tuyệt đối không có hình ảnh cũng như văn hóa phẩm của Việt Cộng dưới bất cứ hình thức nào. Cũng như không cho phép VC đến vãng lai… vân vân và nhiều đề nghị khác.
Theo chương trình cho biết, buổi họp sẽ có sự xuất hiện của bà Madison Nguyễn. Khi tới phần bà nghị viên được giới thiệu lên phát biểu, nếu không thích nghe bà ta “lên lớp” thì chúng ta giữ trật tự đi ra ngoài… hóng mát. Sau khi thời lượng BTC dành cho bà ta 5 phút, 10 phút hay 15 phút chấm dứt, bà ta ra về. Chúng ta trở vào hội trường để tham dự phần đóng góp ý kiến vì mục đích chúng ta đến là để đóng góp ý kiến.
Như vậy, thứ nhứt chúng ta đến họp không phải là đi hợp thức hóa cho cái bánh vẽ “Vietnamese American community Center”. Thứ hai, chúng ta đã làm được những điều mình cần làm, phải làm cho quyền lợi của cộng đồng.
Về mặt hình thức tên “Vietnamese American community Center” là mặt mũi của CĐVN trên phương diện chính trị, xã hội, văn hóa. Có thể coi đây là niềm hãnh diện của người Việt hải ngoại. Nhưng, bên trong có phải là cơ thể lành mạnh của người Việt quốc gia tỵ nạn CS chân chính hay không? Điều này chưa ai biết. Nhưng, phần lớn đều tùy thuộc vào thái độ và quyết định của người Việt trong những ngày sắp tới là có đến tham dự hay không đối với các cuộc thăm dò ý kiến do chính quyền đưa ra.
Phải nhìn thấy cơ sở mang tên “Vietnamese American Community Center” là một sự kiện, một vấn đề quan trọng ảnh hưởng lâu dài đến nhiều thế hệ. Nó còn quan trọng hơn việc đặt tên Little Sàigòn cho khu vực thương mai năm nào.
Ai cũng hiểu chuyện đặt tên Little Sàigòn là chuyện nhỏ. Sự phản bội của một nghị viên là chuyện lớn. Nhưng, lớn hay nhỏ đến nay vẫn còn là một vết thương nhức nhối chưa lành của cộng đồng. Đây là bài học đắt giá để chúng ta suy ngẫm về phương thức đấu tranh mới. Một phương thức cần phải có sự dấn thân, tiếp tay của những người thuộc thế hệ trẻ có lòng nhiệt quyết, có kiến thức và đáng tin cậy.
Quảng đường xây dựng cộng đồng vững mạnh còn dài, còn nhiều chông gai trước mặt. Chúng ta hãy nắm tay nhau để làm điều này.
* Đặng thiên Sơn (10/09/09)
http://www.vietvungvinh.com/Portal.asp?goto=VietNam/2009/20090909_08.htm
---
Vietnamese American Community Center: Trước tiệm treo đầu dê, bên trong bán thịt chó? • Đặng thiên Sơn
Vietnamese American Community Center: Trước tiệm treo đầu dê, bên trong bán thịt chó
• Đặng thiên Sơn
Gần đây, vào những ngày cuối tháng 8/09, cộng đồng người Việt tại San Jose bàn tán xôn xao về việc HĐTP qua sự làm việc của Ban Đặc Nhiệm (The Task Force) đang tiến hành các cuộc thăm dò để lấy ý kiến cộng đồng VN về việc thành lập một cơ sở được thành phố đặt tên là “Vietnamese American Community Center”. Cuộc thăm dò đầu tiên sẽ khai diễn vào lúc 8 giờ 30 sáng ngày thứ Bảy 12 tháng 9 năm 2009, tại trường trung học Yerba Buena nằm tại số 1855 đường Lucretia Ave, San Jose. Đây là cuộc thăm dò trực tiếp, khác với cuộc thăm dò chọn tên cho khu thương mại người Việt trên đường Story năm 2007. Cuộc thăm dò dành cho cư dân trong 11 khu vực của thành phố.
“Vietnamese American Community Center” không phải là một tên mới, mà là cái tên cách nay 2 năm đã tạo nên làn sóng tranh cãi và phẫn nộ trong cộng đồng Việt Nam. Lúc ấy, bà nghị viên khu vực 7 đã tuyên bố giao cho BS. Nguyễn Xuân Ngãi khai thác quản trị, dự án thành lập trung tâm này. Lý do, vì bà muốn đền ơn BS. Ngãi đã giúp bà lúc bà ra tranh cử.
Ngày nay, cái tên “Vietnamese American Community Center” một lần nữa được đề cập đến. Nhiều sự thật bên trong dự án được Ban Đặc Nhiệm trình bày, đã làm mọi người sửng sốt.
Cái tên “Vietnamese American Community Center” mới nghe, ai cũng tưởng đây là một cơ sở dành riêng cho cộng đồng người Việt tại địa phương. Nhưng không phải vậy! Khi đọc các văn bản liên quan đến dự án, người ta mới “té ngửa”. Vì thực chất bên trong lâu nay đã bị bưng bít. Các tài liệu cho biết, mục đích thành lập “Vietnamese American Community Center” của chính quyền không phải là cơ sở độc quyền cho CĐVN, mà đó là một trung tâm đa văn hóa, là nơi phục vụ mọi cư dân. Như vậy, rõ ràng cái tên “Vietnamese American Community Center” chỉ là “cái tiếng”. Nói một cách khác “Vietnamese American Community Center” chỉ là một cửa tiệm “bên ngoài treo đầu dê, bên trong bán thịt chó” của Hội Đồng Thành Phố và những kẻ chủ mưu.
Mục đích thành lập cơ sở mang tên “Vietnamese American Community Center” được xác định rõ ràng nơi trang 2 trong văn bản của cơ quan San Jose Redevelopment Agency (redevelopment works). Nguyên văn như sau: “Objective of the VACC project is to create a community center that celebrates diversity, fosters belonging, and brings vital services to this region. Many of the programs will focus on the Vietnamese American community, yet the VACC is intended to serve all residents of the region.” Tạm dịch: “ Mục tiêu thành lập trung tâm cộng đồng để biểu dương, bồi dưỡng di sản và mang lại những dịch vụ trọng yếu trong vùng. Nhiều chương trình của cộng đồng VN được nhắm đến. Tuy vậy, ý định của trung tâm là phục vụ cho tất cả mọi người sống trong vùng.”
Một tài liệu khác của cơ quan Park and Community Facilities Capital Program-Council District 7 (2009-2013 Proposed Capital Improvement Program) nơi mục 5, đề cập đến tên “Vietnamese American Community Center” tường trình trong tam cá nguyệt thứ 3 của năm 2006, cho biết nguồn ngân khoản dành cho dự án được phát xuất từ:
1.) Council District 7 Contruction and Conveyence Tax Fund $1,000,000.
2.) Parks City-Wide Contruction and Conveyence tax Fund $ 150,000.
3.) The San Jose Redevelopment Agency Capital Buget 1,600,000.
Tổng cộng ngân sách là 2 triệu 750 ngàn. Như vậy, số tiền này không phải phát xuất từ ngân sách văn phòng của bà nghị viên khu vực 7. Tài liệu còn cho biết dự án “Vietnamese American Community Center” có danh xưng trước đây là “Vietnamese Cultural Community Center”( This project was previously titled Vietnamese Cultural Community Center).
Điều đáng lưu ý, những chi tiết và thời gian nêu trên không tránh khỏi người đọc nghi ngờ về sự trung thực khi bà nghị viên khu vực 7 tuyên bố dự án do bà đề ra. Mọi người hình dung lại hình ảnh bà nghị viên tuyên thệ nhậm chức vào cuối năm 2005, thì thời giờ đâu để bà nghiên cứu đưa ra kế hoạch dự án có tên là “Vietnamese Cultural Community Center”. Trong khi các dự án phát triển thành phố, chuẩn chi ngân sách không phải là chuyện một sớm, một chiều. Cho nên, hôm nay cái tên “Vietnamese Cultural Community Center” đổi thành tên mới “Vietnamese American Community Center” là một hình thức tạo “thành tích”.
Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao lại đổi tên, đổi tên với mục đích gì, và ảnh hưởng ra sao đối với tâm lý người nghe. Và tại sao Liên Đoàn Cử Tri Người Việt Bắc Cali lên tiếng kêu gọi CĐVN tham dự thật đông buổi đóng góp ý kiến?
Với cái tên “Vietnamese American Community Center” người nghe ai cũng lầm tưởng đó là nơi thường xuyên, hàng ngày người Việt tha hồ tới lui sinh hoạt cộng đồng. Cái tên đẹp đẽ này không những làm hả dạ, hài lòng người Việt tại địa phương mà còn làm mọi người Việt khắp nơi trên thế giới hãnh diện lây. Tên “Vietnamese American Community Center” khi nghe tới hay đọc được trên sách, báo, người ta sẽ có ấn tượng tốt hơn cái tên “Vietnamese Cultural Community Center”. Vì với tên này, trung tâm chỉ là một nơi trưng bày hình ảnh văn hóa. Hay chỉ là một phòng triển lãm không hơn không kém.
Sự đổi tên của một cơ sở là cách chơi chữ, là cách làm ăn theo kiểu “bình mới rượu cũ”, là cách làm ăn kiểu “ Under new management”. Với dự tính và chủ mưu, thì đây là trò “ảo thuật chính trị” của TP. khi mùa vận động, gây quỹ tranh cử được bắt đầu vào tháng 3/ 2010.
Có nhiều người nghĩ rằng, tham dự buổi họp tham khảo ý kiến về việc dự án “Vietnamese American Community Center” tại trường trung học Yerba Buena là đi “hợp thức hóa và thừa nhận” công lao bà nghị viên khu vực 7. Nghĩ như vậy, có thể vì nỗi đau do bà nghị viên man trá gây ra còn tồn tại trong lòng qua vụ Little Saigòn chăng?
Nhưng, hợp thức hóa và thừa nhận đâu chưa thấy, chỉ thấy trước mắt, nếu không đến tham dự buổi họp, là chúng ta đã từ chối cơ hội “quyền đòi hỏi, quyền đề nghị, quyền đóng góp ý kiến” liên quan đến quyền lợi của cộng đồng. Như vậy, sau này chúng ta sẽ không có bằng chứng để tố cáo nếu có sự lật lọng. Hay khó lòng biện luận khi có những điều bất cập xảy ra tại cái trung tâm “treo đầu dê, bán thịt chó” làm ảnh hưởng đến sinh hoạt chống cộng. Nên chuẩn bị trước vẫn hơn.
Thành phố San Jose dành một ngân khoản để thành lập một trung tâm cho cộng đồng VN được coi là một quà tặng. Đã là một quà tặng, thì theo lẽ thường không ai từ chối. Hơn nữa, lại là một món quà đầy ý nghĩa. Chẳng những tặng quà cho cộng đồng, mà thành phố còn dành cho chúng ta quyền đóng góp ý kiến để món quà của họ phù hợp với nguyện vọng chúng ta. Thực, hư, thiệt, giả, hế nào chưa biết. Vậy sao chúng ta không rủ nhau đến tham dự cho thật đông để bày tỏ nguyện vọng của mình? Chẳng hạn như chúng ta đồng lòng cùng đề nghị:
1./ Trung tâm Shikarawa nằm trên đường Lucretia là một building cũ rích, chật chội, mục nát nằm trong khu vực động đất rất nguy hiểm đến tính mạng khi CĐVN có thói quen tập hợp vài trăm, vài ngàn người. Lối vào địa điểm lưu thông không thuận lợi vì đường Story và Tullly luôn luôn bị kẹt xe. Xin thành phố “từ từ” chọn một địa điểm thích hợp, an toàn hơn vì với tình hình địa ốc hiện nay có thể tìm được một mới hơn tốt hơn với cũng số tiền 2 triệu 750 ngàn. Như tên gọi “Trung Tâm Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt”, thì địa điểm đâu cần phải nằm trong khu vực 7.
2/ Xin TP. đổi tên “Trung Tâm Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt” thành “Trung Tâm Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt Tỵ Nạn Cộng Sản” thích hợp với hoàn cảnh của chúng tôi hơn.
3/ Là trung tâm đa văn hóa, nhưng xin TP. xác nhận trung tâm này chỉ có văn hóa của Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản mà thôi. Nơi đây chỉ được phép treo cờ vàng ba sọc đỏ cho phù hợp với tinh thần nghị quyết công nhận cờ vàng của thành phố. Và nơi đây chỉ có những văn hóa hoá phẩm của thời chính phủ VNCH và của người Việt tỵ nạn CS tại hải ngoại. Tuyệt đối không có hình ảnh cũng như văn hóa phẩm của Việt Cộng dưới bất cứ hình thức nào. Cũng như không cho phép VC đến vãng lai… vân vân và nhiều đề nghị khác.
Theo chương trình cho biết, buổi họp sẽ có sự xuất hiện của bà Madison Nguyễn. Khi tới phần bà nghị viên được giới thiệu lên phát biểu, nếu không thích nghe bà ta “lên lớp” thì chúng ta giữ trật tự đi ra ngoài… hóng mát. Sau khi thời lượng BTC dành cho bà ta 5 phút, 10 phút hay 15 phút chấm dứt, bà ta ra về. Chúng ta trở vào hội trường để tham dự phần đóng góp ý kiến vì mục đích chúng ta đến là để đóng góp ý kiến.
Như vậy, thứ nhứt chúng ta đến họp không phải là đi hợp thức hóa cho cái bánh vẽ “Vietnamese American community Center”. Thứ hai, chúng ta đã làm được những điều mình cần làm, phải làm cho quyền lợi của cộng đồng.
Về mặt hình thức tên “Vietnamese American community Center” là mặt mũi của CĐVN trên phương diện chính trị, xã hội, văn hóa. Có thể coi đây là niềm hãnh diện của người Việt hải ngoại. Nhưng, bên trong có phải là cơ thể lành mạnh của người Việt quốc gia tỵ nạn CS chân chính hay không? Điều này chưa ai biết. Nhưng, phần lớn đều tùy thuộc vào thái độ và quyết định của người Việt trong những ngày sắp tới là có đến tham dự hay không đối với các cuộc thăm dò ý kiến do chính quyền đưa ra.
Phải nhìn thấy cơ sở mang tên “Vietnamese American Community Center” là một sự kiện, một vấn đề quan trọng ảnh hưởng lâu dài đến nhiều thế hệ. Nó còn quan trọng hơn việc đặt tên Little Sàigòn cho khu vực thương mai năm nào.
Ai cũng hiểu chuyện đặt tên Little Sàigòn là chuyện nhỏ. Sự phản bội của một nghị viên là chuyện lớn. Nhưng, lớn hay nhỏ đến nay vẫn còn là một vết thương nhức nhối chưa lành của cộng đồng. Đây là bài học đắt giá để chúng ta suy ngẫm về phương thức đấu tranh mới. Một phương thức cần phải có sự dấn thân, tiếp tay của những người thuộc thế hệ trẻ có lòng nhiệt quyết, có kiến thức và đáng tin cậy.
Quảng đường xây dựng cộng đồng vững mạnh còn dài, còn nhiều chông gai trước mặt. Chúng ta hãy nắm tay nhau để làm điều này.
* Đặng thiên Sơn (10/09/09)
http://www.vietvungvinh.com/Portal.asp?goto=VietNam/2009/20090909_08.htm
---
Wednesday, September 2, 2009
dts: Không ai muốn bất hạnh đến với mình
Không ai muốn bất hạnh đến với mình
Đặng thiên Sơn
Đời sống của con người là một chuổi ngày sinh ra để sống rồi chết. Trong chuỗi ngày này, vấn đề không phải là một trăm năm hay vài chục năm. Mà khi sống, người ta đã làm được những điều gì có ý nghĩa. Và không ai muốn những điều bất hạnh xảy đến cho mình và những người thân. Những điều bất hạnh là những chuyện không nằm trong quy luật : sinh ra, già yếu, bịnh hoạn, để rồi chết . Với quan điểm “con kiến còn ham sống.”
Tuy không muốn, nhưng con người vẫn thường phải đón nhận những chuyện bất hạnh, không vui. Một trong những trường hợp không vui đã xảy đến cho gia đình ông Phạm Vinh , là việc cậu Daniel Sơn Phạm bị cảnh sát San Jose bắn chết đúng vào ngày “Mother day” 10 tháng 05 năm 2009 vừa qua.
Daniel Sơn Phạm bị bắn chết tới nay, ngày tôi viết những giòng chữ này, đã được hơn 100 ngày 2 tuần. Cái chết của Daniel Sơn Phạm vẫn còn bít kín và vẫn chưa được chính quyền thành phố làm sáng tỏ nội vụ.
Có thể nói cái chết của Daniel Sơn Phạm là một vụ án mạng hy hữu. Hy hữu vì kẻ gây ra án mạnh là nhân viên công lực. Nhân viên công lực ở đây là nhân viên cảnh sát - người hưởng bổng lộc do dân đóng thuế được gọi đến để giúp nạn nhân. Nhưng ngược lại, họ đã trở thành kẻ giết người. Thật là quái oăm! Vì trên đời này không có chuyện nghịch lý là người ta đóng thuế để đi mướn người đến giết thân nhân họ.
Cái chết của Daniel Sơn Phạm không những riêng trong cộng đồng Việt Nam bàng hoàng, mà hầu như mọi cư dân trong thành phố San Jose đều ngẫng ngơ, sững sốt.
Xin hãy nghe lời kể của ông Phạm Vinh, cha nạn nhân. Để thấy rằng thảm cảnh xảy ra có những điều mà sở cảnh sát cần xét lại việc làm “giúp đở dân” của họ.
Theo lời ông Phạm Vinh, thì con trai ông là cậu Daniel Sơn Phạm 28 tuổi bị bịnh tâm thần đã lâu. Sơn bị bịnh từ khi còn đi học ở college. Chính vì bịnh nên Sơn đã không theo đuổi việc học đến nơi đến chốn.
Biết con mình chẳng may bị bịnh, nên mọi người trong gia đình ông Vinh, ai cũng hết sức thương yêu, chịu đựng và giúp đỡ Sơn vượt qua mọi cơn khủng hoảng tâm lý. Trong tiến trình chữa trị với những khó khăn thỉnh thoảng xảy ra, gia đình ông Phạm Sơn đã ba lần gọi 911 để nhờ cảnh sát đến đưa Phạm Sơn vào bịnh viện.
Ông Phạm Vinh cho biết, mỗi lần Sơn lên cơn để đến nỗi gia đình phải nhờ cảnh sát can thiệp, là mỗi lần gia đình ông lo sợ khi nghĩ đến thảm cảnh của Trần Thị Bích Câu năm nào. Bích Câu đã bị cảnh sát bắn chết. Thế nên, chẳng đặng đừng gia đình ông mới nhờ đến cảnh sát. Nhưng, nỗi lo sợ của gia đình ông Vinh đã trở thành sự thật. Đến lần thứ tư, khi gọi cảnh sát đến can thiệp, thì việc bất hạnh lại xảy ra.
Khi nhân viên cảnh sát đến nhà, người anh của Daniel Sơn Phạm là Brian Phạm đã lên tiếng báo động với cảnh sát rằng, Daniel Sơn Phạm là một người đang mắc bịnh tâm thần . Đồng thời Brian Phạm đã ba bốn lần lên tiếng nhắc nhở, dặn dò, khẫn khoản với cảnh sát “Xin đừng bắn em tôi!”. Nhưng, hình như những người cảnh sát hành sự không quan tâm đến những lời khuyến cáo, van xin tha thiết của Brian Phạm. Họ bất chấp lời nhắc nhở của người dân và cứ lặng lẽ làm theo ý của họ. Đã cho thấy thiếu sự hợp, khi lúc nào họ cũng hô hào kêu gọi sự hợp tác của người dân.
Khi đến nơi, từ phía trước nhà, nhân viên cảnh sát tiến về phía sân sau nơi Daniel Sơn Phạm đang đứng một mình. Họ nhắm vào Daniel Sơn Phạm bắn 4,5 phát liền một lúc làm Sơn ngả gục chết liền tại chỗ.
Ông Phạm Vinh ngậm ngùi kể. Trong hoàn cảnh hiện trường vừa trình bày. Nếu nhân viên cảnh sát là những người có lòng nhân hậu và với tinh thần phục vụ người dân đúng đắn. Và là người tỉnh táo hơn Daniel Sơn Phạm Sơn, cảnh sát phải biết xử trí ra sao với một bịnh nhân tâm thần. Trước tiên họ phải có lòng trắc ẩn, thương cảm để “nới tay” đối với người bịnh. Hơn nữa Sơn đang đứng một mình và trong tình trạng không có thể gây nguy hiểm đến cho bất cứ một người nào, kể cả với họ. Nên điều người cảnh sát phải làm, nên làm là dùng lời nói khuyến dụ, thuyết phục để làm hạ cơn rối loạn tâm thần của Daniel Sơn Phạm rồi tìm cách đưa người bịnh vào nhà thương. Nhưng than ôi! những người “bạn dân” được mời đến giúp dân họ không làm việc này. Để giải quyết công việc một cách mau chóng và không cần suy nghĩ lôi thôi. Nhân viên cảnh sát đã nổ súng bắn chết Daniel Sơn Phạm ngay tại chỗ. Hành động này, khiến người ta liên tưởng đến phim cao bồi có tựa đề “Bắn Chậm Thì Chết” dạo nào.
Trong cuộc phỏng vấn của ông Thomas Nguyễn trên chương trình phát thanh của LDCTNV/BCL nào ngày thứ Sáu 22 tháng 8 năm 2009 vừa qua. Luật sư Nguyễn thị Thu Hương, người đang đảm trách hồ sơ Daniel Sơn cho biết 100 ngày đã trôi qua. Nhưng, tới giờ phút đó bên Sở Cảnh Sát thành phố vẫn chưa công bố một chi tiết nào về cái chết của Daniel Sơn Phạm.
Luật sư Thu Hương còn cho biết, theo lẽ thông thường thì chỉ trong một tuần lễ phải có bản báo cáo rồi. Về phía Giám định Pháp y cũng không được nhắc tới và ngay cả tên tuổi nhân viên cảnh sát bắn chết nạn nhân cũng không được tiết lộ. Những sự kiện vừa nói, đã cho thấy có những điều bất thường trong cái chết của Daniel Sơn Phạm, so với cái chết của Trần thị Bích Câu năm nào. Đối với vụ Trần thị Bích Câu, tất cả hồ sơ liên quan tới nội chỉ trong một tuần đã được công bố công khai.
Qua cái chết Daniel Sơn Phạm với tinh thần làm việc của Sở Cảnh Sát, Văn Phòng Biện Lý và Văn phòng Thị Trưởng thành phố “đã không tránh khỏi người dân nghi ngờ” cái chết của Daniel Sơn Phạm do cảnh sát gây ra, là một vi phạm nghiêm trọng trong cách hành xử của cảnh sát khi tiếp cận với người dân.
Được biết trong Ngày Hội Cộng Đồng 23/8/09, đã có trên 600 đồng hương ký tên vào Bản Thỉnh Nguyện Thư của gia đình ông Phạm Vinh yêu cầu Hội Đồng Thành Phố làm sáng tỏ cái chết của Daniel Sơn Phạm và Sở Cảnh Sát công bố nội dung cuộn băng thu âm khi gia đình Daniel Sơn Phạm gọi 911 cầu cứu với Sở Cảnh Sát .
Sự việc xảy ra chưa ai khẳng định nhân viên ảnh sát đã hành sự đúng hay sai nguyên tắc. Nguyên tắc ở đây, là những điều người cảnh sát được huấn luyện tại trung tâm huấn luyện và sự uyển chuyển làm sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế nơi hiện trường. Nhưng, điều tôi muốn nêu ra ở đây là việc làm sáng tỏ nội vụ một cái chết, là bổn phận và nhiệm vụ của Sở Cảnh Sát, Hội Đồng Thành Phố, Văn phòng Biện Lý Cuộc khi có sự khiếu nại trong tinh thần luật định. Một việc mà chính quyền phải thực hiện càng sớm càng tốt, để tránh sự hoang mang trong lòng người dân.
Làm sáng tỏ một vụ án mạng ở đây, không có nghĩa bắt buộc chánh quyền phải thừa nhận lỗi lầm ngộ sát hay cố sát. Mà là sự giải thích rõ ràng quan điểm của chính quyền đối với sự việc để người dân an tâm sinh sống và tin tưởng vào sự làm việc của nhân viên cảnh sát. Thái độ trì hoản của chính quyền với thời gian dài bất thường, đã cho thấy chính quyền Chuck Reed khinh thường tiếng nói và mạng sống của người dân. Và những cơ quan liên hệ trong chính quyền không làm điều này là trái với lương tâm và công lý.
CĐVN là một cộng đồng thiểu số. Nhưng, về phương diện công dân Hoa Kỳ , người Việt đã đóng góp vào sự phồn vinh của thành phố San Jose. Do đó, họ có quyền đòi hỏi chính quyền giải đáp những thắc mắc, khiếu nại và thỉnh nguyện trong tinh thần thượng tôn luật pháp. Cái chết của thanh niên Daniel Sơn Phạm trên phương diện đời sống thì cũng bình thường như những cái chết khác. Nhưng làm sáng tỏ nguyên nhân cái chết có nhiều nghi ngờ, là điều cần thiết.
Khi gia đình Micheal Jackson đòi hỏi chính quyền làm sáng tỏ cái chết của người ca sĩ tài danh và được chính quyền đáp ứng? Phải chăng gia đình Micheal Jackson nhờ có sức mạnh của đồng tiền? Điều này để mọi người thấy rằng, là thành phần thiểu số, cái vốn của chúng ta chỉ là những lá phiếu. Tuy thiểu số, nhưng trong các cuộc tranh cử vừa qua đã cho thấy những lá phiếu thiểu số này đã góp phần tích cực vào sự định đoạt chức vụ Thị trưởng, Nghị viên trong thành phố. Và cuối cùng, cộng đồng VNHN trên mọi phương diện đừng để chính quyền địa phương nơi mình cư trú nghĩ rằng, chúng ta chỉ là những cục thịt biết đi, biết đứng cho họ tùy tiện bóp méo, vo tròn .
* Đặng thiên Sơn (3/9/09)
---
Đặng thiên Sơn
Đời sống của con người là một chuổi ngày sinh ra để sống rồi chết. Trong chuỗi ngày này, vấn đề không phải là một trăm năm hay vài chục năm. Mà khi sống, người ta đã làm được những điều gì có ý nghĩa. Và không ai muốn những điều bất hạnh xảy đến cho mình và những người thân. Những điều bất hạnh là những chuyện không nằm trong quy luật : sinh ra, già yếu, bịnh hoạn, để rồi chết . Với quan điểm “con kiến còn ham sống.”
Tuy không muốn, nhưng con người vẫn thường phải đón nhận những chuyện bất hạnh, không vui. Một trong những trường hợp không vui đã xảy đến cho gia đình ông Phạm Vinh , là việc cậu Daniel Sơn Phạm bị cảnh sát San Jose bắn chết đúng vào ngày “Mother day” 10 tháng 05 năm 2009 vừa qua.
Daniel Sơn Phạm bị bắn chết tới nay, ngày tôi viết những giòng chữ này, đã được hơn 100 ngày 2 tuần. Cái chết của Daniel Sơn Phạm vẫn còn bít kín và vẫn chưa được chính quyền thành phố làm sáng tỏ nội vụ.
Có thể nói cái chết của Daniel Sơn Phạm là một vụ án mạng hy hữu. Hy hữu vì kẻ gây ra án mạnh là nhân viên công lực. Nhân viên công lực ở đây là nhân viên cảnh sát - người hưởng bổng lộc do dân đóng thuế được gọi đến để giúp nạn nhân. Nhưng ngược lại, họ đã trở thành kẻ giết người. Thật là quái oăm! Vì trên đời này không có chuyện nghịch lý là người ta đóng thuế để đi mướn người đến giết thân nhân họ.
Cái chết của Daniel Sơn Phạm không những riêng trong cộng đồng Việt Nam bàng hoàng, mà hầu như mọi cư dân trong thành phố San Jose đều ngẫng ngơ, sững sốt.
Xin hãy nghe lời kể của ông Phạm Vinh, cha nạn nhân. Để thấy rằng thảm cảnh xảy ra có những điều mà sở cảnh sát cần xét lại việc làm “giúp đở dân” của họ.
Theo lời ông Phạm Vinh, thì con trai ông là cậu Daniel Sơn Phạm 28 tuổi bị bịnh tâm thần đã lâu. Sơn bị bịnh từ khi còn đi học ở college. Chính vì bịnh nên Sơn đã không theo đuổi việc học đến nơi đến chốn.
Biết con mình chẳng may bị bịnh, nên mọi người trong gia đình ông Vinh, ai cũng hết sức thương yêu, chịu đựng và giúp đỡ Sơn vượt qua mọi cơn khủng hoảng tâm lý. Trong tiến trình chữa trị với những khó khăn thỉnh thoảng xảy ra, gia đình ông Phạm Sơn đã ba lần gọi 911 để nhờ cảnh sát đến đưa Phạm Sơn vào bịnh viện.
Ông Phạm Vinh cho biết, mỗi lần Sơn lên cơn để đến nỗi gia đình phải nhờ cảnh sát can thiệp, là mỗi lần gia đình ông lo sợ khi nghĩ đến thảm cảnh của Trần Thị Bích Câu năm nào. Bích Câu đã bị cảnh sát bắn chết. Thế nên, chẳng đặng đừng gia đình ông mới nhờ đến cảnh sát. Nhưng, nỗi lo sợ của gia đình ông Vinh đã trở thành sự thật. Đến lần thứ tư, khi gọi cảnh sát đến can thiệp, thì việc bất hạnh lại xảy ra.
Khi nhân viên cảnh sát đến nhà, người anh của Daniel Sơn Phạm là Brian Phạm đã lên tiếng báo động với cảnh sát rằng, Daniel Sơn Phạm là một người đang mắc bịnh tâm thần . Đồng thời Brian Phạm đã ba bốn lần lên tiếng nhắc nhở, dặn dò, khẫn khoản với cảnh sát “Xin đừng bắn em tôi!”. Nhưng, hình như những người cảnh sát hành sự không quan tâm đến những lời khuyến cáo, van xin tha thiết của Brian Phạm. Họ bất chấp lời nhắc nhở của người dân và cứ lặng lẽ làm theo ý của họ. Đã cho thấy thiếu sự hợp, khi lúc nào họ cũng hô hào kêu gọi sự hợp tác của người dân.
Khi đến nơi, từ phía trước nhà, nhân viên cảnh sát tiến về phía sân sau nơi Daniel Sơn Phạm đang đứng một mình. Họ nhắm vào Daniel Sơn Phạm bắn 4,5 phát liền một lúc làm Sơn ngả gục chết liền tại chỗ.
Ông Phạm Vinh ngậm ngùi kể. Trong hoàn cảnh hiện trường vừa trình bày. Nếu nhân viên cảnh sát là những người có lòng nhân hậu và với tinh thần phục vụ người dân đúng đắn. Và là người tỉnh táo hơn Daniel Sơn Phạm Sơn, cảnh sát phải biết xử trí ra sao với một bịnh nhân tâm thần. Trước tiên họ phải có lòng trắc ẩn, thương cảm để “nới tay” đối với người bịnh. Hơn nữa Sơn đang đứng một mình và trong tình trạng không có thể gây nguy hiểm đến cho bất cứ một người nào, kể cả với họ. Nên điều người cảnh sát phải làm, nên làm là dùng lời nói khuyến dụ, thuyết phục để làm hạ cơn rối loạn tâm thần của Daniel Sơn Phạm rồi tìm cách đưa người bịnh vào nhà thương. Nhưng than ôi! những người “bạn dân” được mời đến giúp dân họ không làm việc này. Để giải quyết công việc một cách mau chóng và không cần suy nghĩ lôi thôi. Nhân viên cảnh sát đã nổ súng bắn chết Daniel Sơn Phạm ngay tại chỗ. Hành động này, khiến người ta liên tưởng đến phim cao bồi có tựa đề “Bắn Chậm Thì Chết” dạo nào.
Trong cuộc phỏng vấn của ông Thomas Nguyễn trên chương trình phát thanh của LDCTNV/BCL nào ngày thứ Sáu 22 tháng 8 năm 2009 vừa qua. Luật sư Nguyễn thị Thu Hương, người đang đảm trách hồ sơ Daniel Sơn cho biết 100 ngày đã trôi qua. Nhưng, tới giờ phút đó bên Sở Cảnh Sát thành phố vẫn chưa công bố một chi tiết nào về cái chết của Daniel Sơn Phạm.
Luật sư Thu Hương còn cho biết, theo lẽ thông thường thì chỉ trong một tuần lễ phải có bản báo cáo rồi. Về phía Giám định Pháp y cũng không được nhắc tới và ngay cả tên tuổi nhân viên cảnh sát bắn chết nạn nhân cũng không được tiết lộ. Những sự kiện vừa nói, đã cho thấy có những điều bất thường trong cái chết của Daniel Sơn Phạm, so với cái chết của Trần thị Bích Câu năm nào. Đối với vụ Trần thị Bích Câu, tất cả hồ sơ liên quan tới nội chỉ trong một tuần đã được công bố công khai.
Qua cái chết Daniel Sơn Phạm với tinh thần làm việc của Sở Cảnh Sát, Văn Phòng Biện Lý và Văn phòng Thị Trưởng thành phố “đã không tránh khỏi người dân nghi ngờ” cái chết của Daniel Sơn Phạm do cảnh sát gây ra, là một vi phạm nghiêm trọng trong cách hành xử của cảnh sát khi tiếp cận với người dân.
Được biết trong Ngày Hội Cộng Đồng 23/8/09, đã có trên 600 đồng hương ký tên vào Bản Thỉnh Nguyện Thư của gia đình ông Phạm Vinh yêu cầu Hội Đồng Thành Phố làm sáng tỏ cái chết của Daniel Sơn Phạm và Sở Cảnh Sát công bố nội dung cuộn băng thu âm khi gia đình Daniel Sơn Phạm gọi 911 cầu cứu với Sở Cảnh Sát .
Sự việc xảy ra chưa ai khẳng định nhân viên ảnh sát đã hành sự đúng hay sai nguyên tắc. Nguyên tắc ở đây, là những điều người cảnh sát được huấn luyện tại trung tâm huấn luyện và sự uyển chuyển làm sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế nơi hiện trường. Nhưng, điều tôi muốn nêu ra ở đây là việc làm sáng tỏ nội vụ một cái chết, là bổn phận và nhiệm vụ của Sở Cảnh Sát, Hội Đồng Thành Phố, Văn phòng Biện Lý Cuộc khi có sự khiếu nại trong tinh thần luật định. Một việc mà chính quyền phải thực hiện càng sớm càng tốt, để tránh sự hoang mang trong lòng người dân.
Làm sáng tỏ một vụ án mạng ở đây, không có nghĩa bắt buộc chánh quyền phải thừa nhận lỗi lầm ngộ sát hay cố sát. Mà là sự giải thích rõ ràng quan điểm của chính quyền đối với sự việc để người dân an tâm sinh sống và tin tưởng vào sự làm việc của nhân viên cảnh sát. Thái độ trì hoản của chính quyền với thời gian dài bất thường, đã cho thấy chính quyền Chuck Reed khinh thường tiếng nói và mạng sống của người dân. Và những cơ quan liên hệ trong chính quyền không làm điều này là trái với lương tâm và công lý.
CĐVN là một cộng đồng thiểu số. Nhưng, về phương diện công dân Hoa Kỳ , người Việt đã đóng góp vào sự phồn vinh của thành phố San Jose. Do đó, họ có quyền đòi hỏi chính quyền giải đáp những thắc mắc, khiếu nại và thỉnh nguyện trong tinh thần thượng tôn luật pháp. Cái chết của thanh niên Daniel Sơn Phạm trên phương diện đời sống thì cũng bình thường như những cái chết khác. Nhưng làm sáng tỏ nguyên nhân cái chết có nhiều nghi ngờ, là điều cần thiết.
Khi gia đình Micheal Jackson đòi hỏi chính quyền làm sáng tỏ cái chết của người ca sĩ tài danh và được chính quyền đáp ứng? Phải chăng gia đình Micheal Jackson nhờ có sức mạnh của đồng tiền? Điều này để mọi người thấy rằng, là thành phần thiểu số, cái vốn của chúng ta chỉ là những lá phiếu. Tuy thiểu số, nhưng trong các cuộc tranh cử vừa qua đã cho thấy những lá phiếu thiểu số này đã góp phần tích cực vào sự định đoạt chức vụ Thị trưởng, Nghị viên trong thành phố. Và cuối cùng, cộng đồng VNHN trên mọi phương diện đừng để chính quyền địa phương nơi mình cư trú nghĩ rằng, chúng ta chỉ là những cục thịt biết đi, biết đứng cho họ tùy tiện bóp méo, vo tròn .
* Đặng thiên Sơn (3/9/09)
---
Subscribe to:
Posts (Atom)